Phơi sáng và tam giác phơi sáng trong nhiếp ảnh

Phơi sáng là kỹ thuật mở cửa chập với thời gian dài (ít nhất từ vài giây trở lên), để ánh sáng vào cảm biến nhiều hơn. Phơi sáng sẽ làm phần phong cảnh tĩnh sắc nét, và những vật thể chuyển động sẽ mờ hoặc tạo thành vệt sáng chuyển động.

Phơi sáng vốn là kỹ thuật ghi lại được điều mà đa số nhiếp ảnh gia bình thường không thể thực hiện thành công: Đó là thời gian đọng lại một cách rất nghệ thuật trong bức ảnh. Khi nhìn vào bức ảnh được phơi sáng, bạn sẽ thấy cả sự chuyển động của thời gian trong đó.

Vì vậy, những ai muốn bước bước chân vào nhiếp ảnh đều phải tìm hiểu về độ phơi sáng, từ đó điều chỉnh để cho ra những tấm hình đẹp nhất.

Bài viết này của Mimosa Studio sẽ mang đến cho các bạn đọc lý thuyết cơ bản nhất về phơi sáng, và cơ chế hoạt động của phơi sáng.

1. Phơi sáng là gì?

Trong nghệ thuật nhiếp ảnh, “phơi sáng” (exposure) được xem là thuật ngữ  dùng để đánh giá một bức ảnh có bị thừa sáng hay thiếu sáng không. Ánh sáng trong tự nhiên, và ánh sáng nhân tạo đều biến đổi trong tùy hoàn cảnh chụp, máy ảnh nhiều khi không tính toán được mức phơi sáng phù hợp, khi đó người chụp sẽ cần phải tự tay điều chỉnh để phơi sáng, hay bù sáng (exposure compensation). Máy ảnh sẽ cung cấp cho các giá trị phơi sáng (exposure value (EV)) dùng để đo độ sáng.

1 EV = 0 có nghĩa là 1 hình ảnh được phơi sáng trong 1 giây ở tiêu cự f1, mỗi một nấc điều chỉnh lên hoạc xuống sẽ tăng hoặc giảm độ sáng. EV =1 sẽ tăng gấp đôi độ sáng so với EV=0, EV=3 tăng 8 lần độ sáng, EV=-2 là giảm 1/4 độ sáng của ảnh.

Mỗi một nấc điều chỉnh EV được gọi là một “stop”, “stop” cũng dùng để nói về mỗi một nấc điều chỉnh trong các thiết lập của “tam giác phơi sáng”.

>>> Chụp ảnh cưới xóa phông với các ống kính chuyên nghiệp

>>>  Độ nhạy sáng ISO trong nhiếp ảnh “quan trọng” thế nào?

2. Tam giác phơi sáng là gì?

Ba yếu tố được xem là liên quan đến việc phơi sáng là:

  • Shutter Speed(tốc độ màn trập)
  • ISO(độ nhạy sáng)
  • Aperture(khẩu độ, tức độ mở của ống kính)

Khẩu độ là độ mở của ống kính được điều chỉnh to, nhỏ cho ánh sáng lọt vào cảm biến nhiều hay ít. Còn màn trập là cánh cửa để cho ánh sáng đi vào cảm biến, cửa mở lâu hay nhanh, cũng sẽ tác động đến lượng ánh sáng đi vào cảm biến. ISO: thông số này cho biết độ nhạy cảm với ánh sáng của phim trong máy ảnh.

phoi-sang-va-tam-giac-phoi-sang-trong-nhiep-anh2

Ba yếu tố này có liên quan mật thiết với nhau, khi bạn điều chỉnh một thông số thì bắt buộc hai thông số còn lại kia cũng phải điều chỉnh theo, và máy ảnh sẽ tự động làm việc này.

3. Cửa sổ

Máy ảnh của chúng ta như một cửa sổ với cửa chớp mở và đóng. Khẩu độ là kích thước của cửa sổ đó, nếu nó lớn thì nhiều ánh sáng được lọt qua vào khiến căn phòng sáng hơn.

Tốc độ màn trập là lượng thời gian mà các cửa chớp đang ở trạng thái mở. Người chụp càng mở cửa sổ này càng lâu thì ánh sáng tràn vào phòng nhiều càng nhiều.

Nếu ở trong phòng và đeo kính râm, đôi mắt của chúng ta sẽ trở nên kém nhạy với ánh sáng đi vào, giống như cảm biến nằm trong máy ảnh (ISO).

Để tăng lượng ánh sáng bên trong máy ảnh chúng ta cần tăng thời gian cửa chớp mở cửa để giảm tốc độ màn trập xuống, tức là màn trập mở lâu hơn hoặc bạn có thể tăng kích thước của cửa sổ (tăng khẩu độ) hay có thể tăng ISO lớn hơn.

4. Tắm nắng

Chúng ta có thể hình dung cách để có một làn da rám nắng bằng cách tắm nắng dưới mặt trời. Mức độ rám nắng của làn da như độ nhạy của ISO trong máy ảnh. Một số người sẽ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời hơn, nên màu da sẽ có sự khác biệt.

Tốc độ màn trập là khoảng thời gian phơi nắng của chúng ta. Phơi nắng càng lâu thì da càng rám nắng, khi phơi quá lâu thì có thể bị cháy xém da, giống như ảnh sẽ bị dư sáng hoặc cũng có thể gọi là “cháy” vì có nhiều ánh sáng quá.

Khẩu độ Aperture như là kem chống nắng. Khi dùng kem nhiều và dày thì giảm lượng ánh sáng mặt trời xuyên qua da. Kết quả, một người có da nhạy cảm có phơi lâu dưới ánh năng (tức là giảm độ mở ống kính, bạn có thể làm chậm tốc độ màn trập và/ hoặc giảm ISO).

Phơi sáng là một kỹ thuật nhiếp ảnh khó, những cũng vô cùng lý thú và có mức độ ứng dụng rất rộng trong nhiếp ảnh. Phơi sáng khiến cho những tấm ảnh chụp phong cảnh, giao thông của bạn trông lung linh lộng lẫy hơn rất nhiều.

phoi-sang-va-tam-giac-phoi-sang-trong-nhiep-anh1

Bài viết này bước đầu đã cung cấp cho bạn những thông tin đầu tiên về kỹ thuật phơi sáng, để có những hiểu biết sâu hơn, giúp chúng ta trở thành những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp, tạo nên những tấm ảnh mê hoạc, làm xiêu lòng bất cứ ai nhìn ngắm. Các bạn hãy đến với các khóa học về nhiếp ảnh của Mimosa studio – nơi có những nhiếp ảnh gia lành nghề nhất sẽ hướng dẫn cho bạn những kỹ thuật hoàn hảo nhất, nơi sẽ chắp cánh ước mơ nhiếp ảnh của bạn, giúp bạn trở thành nhiếp ảnh gia thực thụ.

Link đăng ký tại đây nhé : https://anhvienmimosa.com/khoa-hoc-chup-anh-cuoi-chuyen-nghiep-o-ha-noi/