Độ nhạy sáng ISO trong nhiếp ảnh “quan trọng” thế nào?

Do đó, ISO thấp thường được sử dụng trong điều kiện sáng mạnh, còn ISO cao thì sử dụng khi chụp bị thiếu sáng hoặc tốc độ cao. Mimosa Studio sẽ cùng bạn tìm hiểu về iso trong nhiếp ảnh để cho ra các bức ảnh chất lượng nhất nhé.

iso-anh-sang-trong-nhiep-anh1Hệ thống ISO nằm ở trên máy ảnh giúp cho bạn có thể kiểm soát, điều chỉnh được độ nhạy của cảm biến đối với ánh sáng. ISO tức là độ nhạy của ánh sáng, mang  đặc trưng yếu tố phơi sáng thứ ba, cùng với tốc độ của màn trập và khẩu độ thiết lập nên “tam giác phơi sáng” trong bộ môn nghệ thuật nhiếp ảnh.

Phần lớn thời gian chụp ảnh bạn chỉ điều chỉnh tốc độ màn trậ, khẩu độ để kiểm soát độ phơi sáng, tuy nhiên với điều kiện thiếu ánh sáng, đối với chủ thể chuyển động, hay cầm máy không chắc, để run tay, bạn sẽ phải gia tăng tốc độ màn trập để ảnh không bị nhòe.

Tăng độ nhạy ISO nghĩa là bạn có thể tăng tốc độ màn trập trong vùng an toàn để chụp ảnh bằng tay hoặc chụp các chuyển động nhanh, đó là một thuận lợi cho nhiếp ảnh gia thể thao hay chụp ảnh trong phòng, trong điều kiện thiếu ánh sáng.

1.Độ nhạy sáng ISO và độ nhiễu ảnh

Tăng độ nhạy sáng cũng giống việc tăng âm thanh vậy, có cũng sẽ bị nhiễu ánh sáng, đây là một nhược điểm. Tương tự vậy, khi tăng độ nhạy sáng, hiện tượng bị nhiễu càng thấy rõ nhất ở trong các vùng tối. Các bức ảnh có thể được xử lý qua các phần mềm nhưng không mang lại độ mịn cao như mong đợi.

Thông thường, độ nhiễu tại ISO phụ thuộc vào kích thước cảm biến camera và độ phân giải theo megapixel. Các cảm biến lớn ở bên trong máy ảnh không có gương lật và máy DSLR sản sinh ít độ nhiễu hơn so với cảm biến nhỏ trong điện thoại và máy ảnh compact.

Tuy độ sạn thường khiến ta khó chịu, nhưng nhiều người lại thích yếu tố này, thậm chí còn dùng phần mềm để tạo ra chúng, đơn giản vì sạn khiến ảnh mang chút tâm trạng và ký ức cũ.

2. ISO và độ phơi sáng

ISO được hiệu chỉnh theo bằng cách tăng độ phơi sáng lên gấp đôi, nó cho phép bạn kết hợp để cùng đạt phơi sáng.

iso-anh-sang-trong-nhiep-anh3

Giá trị ISO đã được xem xét tính toán theo phạm vi chuẩn sao cho nó tương đương với việc tăng lượng sáng lên gấp đôi hoặc việc giảm lượng ánh sáng xuống chỉ còn một nửa của các giá trị kế tiếp. Vì vậy, việc điều chỉnh tăng giảm cũng được tính theo đơn vị khẩu. ISO 200 so với ISO 100 chênh nhau 1 khẩu, ISO 800 sẽ sáng hơn ISO 200 là 2 khẩu, v.v…

Cũng giống như việc tốc độ màn chập và độ mở của khẩu độ, ISO cũng cung cấp các giá trị trung gian, ví dụ giữa ISO 100 và ISO 200 bạn có thể cài đặt ISO 125 và 160.

Một số máy ảnh hiện nay có cài đặt ISO dưới 50, và tối đa là ISO 12.800, thường đặt ở chế độ “mở rộng” để sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp khi chỉ cần chụp hình mà không cần quan tâm nhiều đến chất lượng hình ảnh.

3. Khi nào nên sử dụng IOS cao

Nếu bạn chụp hình bằng việc cầm tay trong một chế độ thiếu ánh sáng và không có thêm chân máy, bạn cần phải đảm bảo được rằng tốc độ màn trập đủ cao để tránh nguy cơ rung máy.

Nếu bạn đang đi chơi ngoài đường phố hoặc thành phố vào ban đêm và bạn muốn chụp ảnh, ví dụ như trong tòa nhà công cộng, nhà hàng, bạn cần sử dụng một tiêu chuẩn ISO cao hơn.

Tốc độ màn trập đặc biệt rất quan trọng khi chủ thể đang di chuyển, bởi vì bạn sẽ cần một tốc độ màn trập nhanh để tránh bị mờ hình, bao gồm các tấm ảnh chụp người biểu diễn đường phố và các hoạt động thể thao trong nhà.

4. Khi nào nên sử dụng ISO thấp

Nếu bạn đang sử dụng bộ chân máy và chụp đối tượng tĩnh thì bạn không cần tốc độ màn trập nhanh, vì vậy bạn nên sử dụng cài đặt ISO thấp, điều này mang lại cho bạn chất lượng hình ảnh tốt nhất, bao gồm chụp ảnh phong cảnh và chụp ban đêm.

Độ phơi sáng cao cho phép bạn chụp chuyển động của chủ thể, ví dụ như thác nước chảy trong các cảnh quan hoặc các con đường giao thông vào ban đêm, nó giúp nâng tầmchất lượng hình ảnh của bạn.

5. Khi nào nên sử dụng ISO tự động

Nghe thì có vẻ như là bạn đang bỏ đi các phương pháp điều khiển thủ công, nhưng việc cài đặt ISO tự động sẵn trên hầu hết các máy ảnh hiện nay là một cách rất hiệu quả để máy ảnh thực hiện được nhiều công đoạn khó nhằn mà bạn không cần phải tự tay điều chỉnh.

iso-anh-sang-trong-nhiep-anh2

Bài viết trên là mô tả chi tiết nhất để bạn có thể hiểu rõ về Iso trong nhiếp ảnh cũng như cách sử dụng làm sao cho chính xác nhất để có được những tấm ảnh với độ sáng hài hòa, đúng chủ ý của nhiếp ảnh.

Ngoài ra, nếu bạn vẫn còn đang bối rối hãy liên hệ với Mimosa studio để tham gia các lớp đào tạo học chụp ảnh cưới chuyên nghiệp của chúng tôi nhé.

Tham khảo thêm :

Tốc độ màn trập thường được sử dụng trong nhiếp ảnh cưới

Phơi sáng và tam giác phơi sáng trong nhiếp ảnh