Tìm hiểu về Cân bằng trắng trong nhiếp ảnh

Trong bài viết này Mimosa Studio sẽ cung cấp cho các bạn một số vấn đề cơ bản nhất về cách thức làm việc của chế độ cân bằng trắng, và chỉ cho bạn cách thiết lập Cân bằng trắng (WB) sao cho hiệu quả.

Cân bằng trắng là một trong những chức năng quan trọng bậc nhất của máy ảnh.

Khi chúng ta định chụp một khung cảnh tuyệt đẹp nào đó, bạn nghĩ chắc chắn với chiếc máy ảnh của mình cùng khung cảnh tuyệt đẹp như vậy sẽ tạo nên một bức ảnh hoàn mỹ.

Nhưng chưa chắc đã như ý của chúng tra, trong những hoàn cảnh có nhiều nguồn sáng hoặc nhiều vật thể với màu sắc đa dạng khác nhau, chế độ Auto của máy ảnh rất dễ bị nhầm lẫn. Và dẫn đến kết quả là ta sẽ có những tấm hình có màu sắc khác hoàn toàn với khung cảnh gốc. Làm sao khắc phục được?

>>> Chụp ảnh cưới xóa phông với các ống kính chuyên nghiệp

>>>  Top #5 lỗi cơ bản hay mắc phải trong nhiếp ảnh (nên biết)

1. Ánh sáng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến màu sắc khung hình

Bạn là người thích và hay chụp ảnh, chắc hẳn bạn đã gặp phải tình huống ảnh bị ngả màu vàng/cam khi chụp dưới ánh đèn bóng tròn, hoặc ngả mà xanh nhạt khi chụp trong phòng dùng bóng đèn huỳnh quang. Tình trạng này hay xảy ra là vì mỗi ánh sáng đều phát ra một nhiệt độ màu khác nhau.

toc-do-man-trap-trong-nhiep-anh3

Máy ảnh kỹ thuật số của chúng ta hay sử dụng có thể đo được các màu như đỏ, xanh lam, xanh lá, trong một chùm sáng tới cảm biến máy. Một tấm ảnh được chụp dưới ánh sáng mặt trời ban ngày sẽ có đầy đủ các bước sóng trong quang phổ (ánh sáng trắng).

Như thế nên khi chụp dưới ánh đèn bóng Vonfram mà không chỉnh nhiệt độ màu trên máy ảnh về đúng nấc sẽ có hiện tượng trên. Một lưu ý, để bạn dễ nhớ và áp dụng là nguồn sáng có nhiệt độ càng thấp ( nến, đèn dầu) thì ánh sáng càng đỏ. nguồn sáng có nhiệt độ càng cao (bếp ga) thì phát ra ánh sáng càng xanh.

2. Nhiệt độ của màu sắc

Để hiểu được cách thức hoạt động của chế độ Cân bằng trắng ( WB), trước hết bạn phải nắm được một số tri thức cơ bản nhất về nhiệt độ màu. Nói theo cách dễ hiểu, nhiệt độ màu là một cách biểu hiện của những chùm ánh sáng có thể nhìn thấy được.

toc-do-man-trap-trong-nhiep-anh2

Quanh ta có rất nhiều loại ánh sáng với nhiều màu sắc khác nhau, phần lớn sự khác biệt này là do cường độ nguồn ánh sáng phát ra. Căn cứ vào đó, để phân ra nhiều thang đo nhiệt độ màu, với đơn vị là độ K (Kelvin).

Ánh sáng có nhiệt độ càng cao càng phát ra ánh sáng có màu xanh hơn và có giá trị độ K cao hơn so với nguồn ánh sáng yếu có màu đỏ dần.

3. Tại sao lại phải chỉnh Cân bằng trắng WB?

Như chúng ta biệt, mỗi nguồn ánh sáng có một màu sắc khác nhau, tùy thuộc vào chúng thuộc khoảng bước sóng nào trong quang phổ vạch. Hầu hết nguồn sáng nhân tạo hầu hết đều có nhiệt độ màu thấp và lượng nhiệt nhỏ hơn nhiều so với ánh sáng mặt trời.

Những chùm sáng này có bước sóng nhỏ, và thuộc dải sáng đơn sắc màu đỏ (nằm trong khoảng 0.644 – 0.76 micromet). Khi chúng đi vào cảm biến trên máy ảnh, chúng sẽ được những tế bào sáng màu đỏ trong hệ màu RGB của cảm biến hấp thụ, bức ảnh sẽ bị ngả màu cam hoặc vàng tùy vào mức độ ánh sáng.

Máy ảnh kỹ thuật số, những cảm biến cùng vi xử lý hình ảnh đắt giá của chúng cũng vẫn là máy nên không thể nào có khả năng như con mắt của con người được.

Mắt của con người cùng hệ thần kinh thị giác có khả năng tự động điều chỉnh khi tiếp xúc với những nguồn sáng và nhiệt độ màu khác nhau để hiển thị màu sắc một cách trung thực nhất chỉ trong một chớp mắt.

Máy ảnh thì  thì không được như vậy, nên khi rơi vào những trường hợp ánh sáng đa dạng, ta phải điều chỉnh nó cho phù hợp với môi trường xung quanh.

4. Thiết lập thông số về cân bằng trắng

Chế độ Tự động: Chế độ Auto cân bằng trắng có trên mọi máy ảnh kỹ thuật số được ký hiệu là AWB. Cùng với sự tiến bộ của công nghệ, các máy ảnh kỹ thuật số ngày càng thông minh hơn, sử dụng AWB trong đa số trường hợp đều cho ra màu sắc tương đối chuẩn hoặc có thể chấp nhận được.

Nếu khi chụp chúng ta cảm thấy không hài lòng khi sử dụng chế độ này, bạn có thể thiết lập chế độ khác cho phù hợp.

Tungsten: chúng ta nên dùng preset này khi chụp trong nhà, dưới ánh đèn bóng tròn. Màu sắc của bức ảnh sẽ dịu đi thấy rõ và bớt bị ngả vàng  khi ta sử dụng.

Daylight: Chúng ta nên dùng khi chụp ngoài trời, dưới ánh sáng mặt trời có cường độ bình thường, không quá chói. Không nhiều máy ảnh có preset này.

Flash: ánh đền Flash có nhiệt độ màu cao, rất dễ gây hiện tượng cháy sáng nếu chúng ta không biết cách sử dụng. Khi ta kích hoạt chế độ này cảm biến sẽ tự động điều chỉnh để tiếp nhận ánh sáng đều hơn giữa vùng có và không có Flash.

Fluorescent: thiết lập chế độ này sẽ làm tông màu sáng và ấm hơn. Bức ảnh của bạn sẽ không còn ám màu xanh nữa.

Cloudy: hãy nhớ đến chế độ này khi bạn chụp ngoại cảnh trong một ngày nhiều mây. Bức ảnh sẽ tươi tắn hơn bình thường.

Shade: khi chúng ta chụp ảnh trong bóng râm thường ảnh bị tối hơn những gì mắt ta nhìn trong  cảnh thực. Chế độ Shade sẽ làm tăng độ ấm cho tấm hình.

toc-do-man-trap-trong-nhiep-anh2

5. Điều chỉnh WB thủ công

Khi chúng ta chỉnh tất cả những preset nêu trên mà vẫn chưa đưa ra được một kết quả có thể chấp nhận được thì đã đến lúc chúng ta điều chỉnh WB. Có rất rất nhiều cách để làm điều này, phổ biến hơn cả là phương pháp grey card.

Tuy nhiên, thực hiện phương pháp này khá là phiền toái vì không phải ai cũng luôn mang tấm thẻ xanh đó bên người. chúng tôi giới thiệu bạn một phương pháp khác linh hoạt hơn, nhưng về cơ bản thì không có gì khác phương grey card, hãy chụp vật thể nào thật trắng để chụp làm mẫu.

Tiếp đó ta chỉnh thiết lập trong máy ảnh lấy màu trắng bạn vừa chụp được làm WB chuẩn. Từ đó trở đi, máy ảnh của chúng ta đã có thể phân tích được trong môi trường hiện tại thì màu trắng chuẩn là thế nào, để từ đó có thể nhận định chính xác những màu sắc khác.

Tuy nhiên, khi di chuyển đến một khung hình có điều kiện sáng khác, bạn lại phải thực hiện lại thao tác này.

Trong thực tê, những thiết lập trên máy ảnh đều hoạt động tương đối tốt, và thường không phải lúc nào chúng ta cũng có thời gian để kịp chỉnh tay chế độ WB. Vì vậy, hãy sử dụng thành thạo những preset có sẵn trong máy cho quen tay trước khi tập tành chế độ manual.

Lời kết

Hy vọng bài viết này bước đầu đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về Cân bằng trắng trong nhiếp ảnh để có những hiểu biết sâu hơn, giúp bạn chụp được những bức ảnh hoàn hảo. Nếu bạn đang có ý định theo nghề chụp ảnh cưới và mong muốn tìm kiếm nơi đào tạo học chụp ảnh cưới chuyên nghiệp thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. 

MIMOSA WEDDING
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 133 Giáp Nhất – Thanh Xuân – Hà Nội
Cơ sở 2: 243 Giáp Nhất – Thanh Xuân – Hà Nội
Cơ sở 3: 94 Vũ Trọng Phụng – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0978 886 133 (Mr Đỉnh)              
              0967 868 133 (Mr Đức)  
Gmail: anhvienmimosa@gmail.com  
Website: anhvienmimosa.com