Mẹ chồng có đi đón dâu không? Xem giờ và Số người rước dâu

Trong ngày cưới của cô dâu, chú rể sẽ cố rất nhiều những nghi thức, nghi lễ khác nhau được tổ chức theo truyền thống của người Việt. Trong đó, không thể thiếu được lễ rước dâu – một nghi lễ quan trọng trong phong phục cưới hỏi. Đặc biệt, với mỗi vùng miền đều sẽ có những phong tục tập quán đặc trưng. Hiểu được những nghi lễ, kiêng kỵ này sẽ giúp cho hai bên gia đình có thể sắp xếp tổ chức được các nghi lễ trong đám cưới hỏi một cách hoàn thiện và thành công nhất. 

Từ đời xưa đến nay, mỗi người trong gia đình hai bên đều cố gắng tổ chức lễ cưới hoàn thiện, tránh những sai phạm kiêng kỵ để cuộc sống tương lai của đôi vợ chồng trẻ được thuận hòa, hạnh phúc. Chính vì vậy, dân gian có chiều miệng câu hỏi về phong tục cưới rằng: Nên để mẹ chồng đi đón dâu không? Điều này là tốt hay xấu? 

Vậy ngay sau đây, hãy cùng Mimosa Wedding đi tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề này nhé!  

me chong co di don dau khong

Câu hỏi thường gặp trong nghi thức cưới hỏi của người Việt: Mẹ chồng có đi đón dâu không? 

Mẹ chồng có đi đón dâu không?

  • Dân gian xưa thường truyền miệng câu nói: “Có thờ ắt có thiêng” và “có kiêng ắt có lành”. Chính vì thế, mà hầu hết mọi người đều chú trọng đến những nghi lễ cưới truyền thống này. Lễ rước dâu được xem là một trong những nghi lễ vô cùng quan trọng đối với mọi cặp đôi cô dâu chú rể. Nếu như phạm vào những điều cấm kỵ sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hôn nhân về sau của cặp đôi, dễ xảy ra mâu thuẫn, khắc khẩu không đáng có. 
  • Việc nắm bắt được những thủ tục này sẽ giúp cho trình tự lễ rước dâu được diễn ra thành công và hoàn thiện nhất, tránh xảy ra sai sót. Ngoài ra, điều này còn có thể giúp cặp đôi tránh được những điều không hay khi phạm vào kiêng kỵ trong lễ cưới. Nhiều người đưa ra câu hỏi thắc mắc rằng mẹ chồng có được đi đón dâu không? Vì sao trong nghi lễ đón dâu ở một số vùng miền, mẹ chồng lại không xuất hiện? 
  • Ở nhiều khu vực đặc biệt là miền Bắc, người ta thường quan niệm rằng mẹ chồng không nên đi đón dâu trong ngày cưới của con. Phụ nữ là nội tướng ở trong một gia đình nên không cần phải giáp mặt nhau quá sớm. Chỉ nên có các bậc trưởng bối và chú rể có mặt ở lễ rước dâu. Phong tục cưới hỏi này ngày càng phổ biến hơn ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Người ta tin rằng, mẹ chồng và nàng dâu nếu không giáp mặt nhau quá sớm sẽ giảm bớt được những đụng độ, tạo nên cuộc sống gia đình ôn hòa và yên ả hơn. 

me chong co di don dau khong

Mẹ chồng có nên đi đón dâu trong lễ cưới hay không?

  • Tùy theo từng phong tục của từng vùng miền, nhiều nơi lễ hồi môn mẹ chồng không nên xuất hiện ở bên đằng nhà gái mà thường ở tại gia để sắp xếp công việc, hôn  sự bên đằng nhà trai. Cũng có rất nhiều nơi, mẹ chồng vẫn tham gia lễ rước dâu cùng với đoàn họ nhà trai. Mặc dù trường hợp này khá ít nhưng vẫn luôn có. 
  • Ở mỗi nơi sẽ có một phong tục tập quán cưới hỏi khác nhau chính vì vậy cô dâu chú rể nên có sự bàn bạc, tổ chức với nhau để có thể thống nhất trước với người lớn. Để từ đó, tránh những khuất mắt hay trái ý của gia đình hai bên về những thủ tục sau này.

>>> #3 Bài Phát Biểu Trong Lễ Rước Dâu Hay và Ý Nghĩa Nhất!

Số người đi rước dâu nên là bao nhiêu?

Vậy số người đi rước dâu trong ngày cưới của cô dâu chú rể là:

  • Những người tham gia trong đoàn rước dâu của nhà trai bao gồm: đại diện của gia đình họ nhà trai, cha mẹ chú rể, họ hàng và bạn bè thân thích của gia đình. 
  • Về phía nhà gái, thành phần tham dự đưa dâu cũng khá tương tự như vậy. Thông thường, khi đi đi đón dâu sẽ đi theo cả đôi vợ chồng. Nên chú ý cân đối về số lượng nam và nữ cân bằng để đội hình được đẹp mắt và lên hình hơn.

me chong co di don dau khong

Lễ rước dâu nên có bao nhiêu người? 

  • Số người tham gia lễ rước dâu phụ thuộc vào phương tiện đi lại cũng như khoảng cách từ nhà trai đến nhà gái. Trường hợp, nhà gái không rộng rãi lắm thì số lượng người cũng nên rút đi để tránh bị quá tải. Để tránh lộn xộn nhà gái cũng nên có sự sắp xếp chỗ ngồi từ trước để công tác tiếp đón được hoàn thiện hơn.
  • Mẹ chồng đưa cô dâu ra xe hoa, chú rể cũng nắm tay đi bên cạnh. Khi đi, cô dâu không nên ngoái đầu nhìn lại, mà nên đi thẳng về phía trước. Cô dâu cũng cần chọn trước cho mình người phù dâu ( thường là người chưa chồng) để đi cùng và giúp đỡ nhiều điều trong ngày rước dâu. Đoàn rước dâu thường sẽ có tính toán về số người. Dân gian có câu là rước dâu đi lẻ về chẵn
  • Hai bên gia đình nên lên kế hoạch trước về số người tham gia để có thể cân đối sao cho phù hợp. Số lượng đoàn rước dâu của hai bên thường ngang ngửa nhau. Thông thường, số lượng người đi rước dâu khoảng từ 10 đến 15 người là phù hợp nhất. 

Thành phần tham gia rước dâu

  • Thành phần tham gia hay số người đi rước dâu vô cùng quan trọng. Cần có sự bàn bạc, thống nhất và lên danh sách cân đối sao cho phù hợp nhất.
  • Số người đi rước dâu thường là người thân, họ hàng và bạn bè của cô dâu và chú rể. 
  • Cần chú ý về vai vế, lứa tuổi của người tham gia đón dâu, bởi nó sẽ thể hiện sự tôn trọng với bên gia đình nhà gái. Bởi nếu ông bà ngàng hàng sẽ không chỉ tiếp chuyện anh chị, hay cô dâu chú rể. Sự thiếu tương quan của vai vế hai bên sẽ bị đánh giá là không chu đáo, dễ làm mất quan điểm của hai gia đình. 
  • Điều quan trọng là một trong những người tham gia rước dâu không được bất hoà với bên thông gia của gia đình hai bên. Đám cưới là ngày vui của đôi vợ chồng trẻ, nên tránh chuyện không hay xảy ra. 

Những lưu ý trong lễ rước dâu cho cô dâu, chú rể

Xem giờ đẹp để tổ chức đón dâu

  • Giờ xuất phát của lễ rước dâu vô cùng quan trọng, cần chọn giờ khởi hành vào giờ đẹp thì mọi chuyện sẽ suôn sẻ hơn. Ngoài ra, với những người đi đón dâu nên chuẩn bị trang phục lịch sự, kỹ lưỡng. Tránh tình trạng thiếu đồ trước giờ khởi hành gây chậm chễ.

me chong co di don dau khong

Xem giờ đẹp để tổ chức lễ đón dâu được hoàn thiện nhất nhé

Lên lịch trình đón dâu

Tùy thuộc vào khoảng cách giữa hai nhà, mà cô dâu chú rể nên ước chừng thời gian đón dâu sao cho hợp lý nhất. Lịch trình này thường bao gồm các thủ tục như sau:

  • Bên họ nhà trai bắt đầu khởi hành đi đón dâu.
  • Làm lễ rước dâu tại đằng nhà giá, thủ tục này thông thường sẽ kéo dài từ 30 – 60 phút.
  • Đón dâu và làm lễ gia tiên bên đằng nhà trai, thông thường sẽ kéo dài khoảng 30 – 45 phút.
  • Tổ chức đãi tiệc cưới cho cô dâu chú rể tại nhà trai.

me chong co di don dau khong

Lên lịch trình tổ chức tiệc cưới tại nhà trai và nhà gái sau lễ rước dâu

Tính toán thời gian lịch trình

  • Trong quá trình đón dâu lên lưu ý tính toàn thời gian đi lại giữa hai gia đình để không lỡ giờ lành. Nên ước tính trước quãng đường di chuyển giữa hai nhà để có thể chủ động thời gian. Đồng thời, đề phòng thêm những vấn đề phát sinh ngoài ý muốn như tắc đường, quá đông. Chủ động đến sớm để có được lễ rước dâu suôn sẻ, đúng ý và thuận lợi nhất.

Những kiêng kỵ cần lưu tâm trong lễ đón dâu

Lễ đón dâu là một nghi lễ rất quan trọng của cặp đôi cô dâu chú rể cũng như đối với gia đình hai bên. Chính vì vậy, cần nắm được những điều kiêng kỵ để có được một lễ cưới hoàn hảo nhất nhé! Sau đây, Mimosa Wedding sẽ chia sẻ cho các bạn một số những điều kiêng kỵ nên tránh trong đám cưới một cách cụ thể nhất: 

Chuẩn bị bàn thờ tổ tiên kỹ lưỡng

  • Nghi lễ rước dâu sẽ được tổ chức ở ngay trước làm lễ gia tiên tại nhà. Nghi lễ này được tổ chức dưới sự chứng kiến của rất nhiều người trong gia đình nhà giá. Chình vì vậy, cần tiến hành dọn dẹp và chuẩn bị một cách chu đáo, tỉ mỉ nhất. Để đến khi tới giờ lành tháng tốt cô dâu chú rể cùng bố mẹ sẽ tiến hành thắp hướng để báo cáo với tổ tiên. Nếu gia đình chuẩn bị bàn thờ sơ dài, không dọn dẹp sạch sẽ sẽ thể hiện sự không tôn trọng và bị ông bà tổ tiên quở trách. 

>>> #5 loại hoa nên cắm trên bàn thờ ngày cưới và “Tips” Lưu Ý

me chong co di don dau khong

Chuẩn bị bàn thờ tổ tiên thật kỹ lưỡng và sạch sẽ cho lễ báo cáo gia tiên

Kỵ đón dâu lệch giờ hoàng đạo

  • Thông thường, trước khi tổ chức nghi thức cưới hỏi thì người Việt đều sẽ xem trước ngày lành tháng tốt. Giờ hoàng đạo này sẽ hợp với cung mệnh của cô dâu chú rể gọi là ngày lành, tháng tốt mong ước những điều tốt lành đến với cặp vợ chồng mới cưới.  
  • Đối với ngày đám hỏi, ngày cưới, việc đầu tiên là xem ngày giờ và thống nhất trong cuộc gặp của gia đình hai bên. Những mốc cụ thể như xem giờ nhà trai xuất hành lên đường đón dâu, xem giờ tổ chức nghi lễ trước bàn thờ gia tiên, xem giờ tiến hành lễ rước dâu,… đề sẽ được để ý và chú trọng một cách tuyệt đối.

me chong co di don dau khong

Giờ hoàng đạo là yếu tố đầu tiên quan trọng cho mỗi cuộc hành trình theo quan niệm của người Việt mang đến sự thuận lợi, hanh thông cho đôi trẻ

  • Giờ tổ chức lễ rước dâu hay bất kỳ nghi lễ nào khác sẽ được xem xét dựa trên tuổi của cô dâu và chú rể. Thông thường, có ba mốc giờ nên lưu ý đó là giờ chú rể bước chân ra khỏi nhà đón dâu, hai là lúc đặt chân đến nhà gái và ba là lúc cô dâu và chú rể cùng làm lễ tại bàn thờ gia tiên.  
  • Ở nhiều nơi, nhiều vùng miền người ta thường rất kiêng kỵ việc lệch giờ Hoàng đạo này.Có khi gia đình nhà trai đến rồi nhưng chưa đến giờ tốt nên vẫn cần ngồi đợi thêm từ 1,2 tiếng đồng hồ nữa mới bước vào nhà gái để đón dâu. 

Kiêng để cô dâu tự xuất hiện trước quan viên hai họ

  • Khi nhà trai đến thì nhà gái sẽ ra cửa đón, tuy nhiên cô dâu tuyệt đối không được xuất hiện ngay lúc này mà thường phải ngồi trong phòng. Cho đến khi mẹ của cô dâu đi vào phòng và đưa ra để giới thiệu, ra mắt quan viên hai họ, rồi thực hiện lễ bái tơ hồng. Phong tục này xuất phát từ quan điểm cho rằng không nên để đằng nhà trai thấy mặt cô dâu trước chú rể, điều này có thể làm cô dâu bị mất duyên. Cho nên các cô dâu tốt nhất vẫn nên ngồi ở trong phòng của mình để đợi mẹ vào đón ra ngoài giới thiệu với mọi người. Cũng có nhiều nơi, thay vì để mẹ cô dâu vào đưa ra thì chú rể sẽ là người trực tiếp vào phòng để đón cô dâu ra ngoài. 

me chong co di don dau khong

Những kiêng kỵ khác cần quan tâm trong lễ đón dâu

Kiêng kỵ cô dâu khóc trong ngày đón dâu 

  • Khi cô dâu và chú rể đã hoàn thành các nghi lễ bái tơ hồng, báo cáo gia tiên thì sẽ cùng nhau bước ra cửa. Dù có thương nhớ hay vướng víu chuyện gì, quên đồ gì thì cô dâu cũng không nên quay trở lại vào phòng/ nhà mình. Đây là điều rất kiêng kỵ trong phong tục cưới hỏi của người Việt.
  • Đặc biệt, các lễ đón dâu cũng rất kiêng kỵ cô dâu khóc và ngoái đầu lại nhìn về nhà mẹ đẻ. Sở dĩ, quan niệm này xuất phát từ xa xưa vì được cho rằng nếu cô dâu về nhà chồng còn quá nhiều vương vấn thì sẽ sớm bỏ gia đình chồng để về nhà mẹ đẻ. Điều này không chỉ mang điềm xui cho cuộc hôn nhân mà còn làm cho cuộc sống vợ chồng khó bền chắc, dài lâu.

me chong co di don dau khong

Dù có thương nhớ hay vướng víu chuyện gì, quên đồ gì thì cô dâu cũng không nên quay trở lại vào phòng/ nhà mình

Kiêng kỵ không để cô dâu có bầu vào nhà chồng bằng cửa chính

  • Cô dâu đang mang bầu sẽ luôn có nhiều thiệt thòi và hạn chế hơn thông thường theo quan niệm về tục lệ cưới hỏi. Cô dâu bầu là người mà không còn trinh trắng khi về nhà chồng theo quan niệm xưa. Chính vì vậy, nếu bước vào từ cửa chính sẽ làm cho ông bà, tổ tiên ở trên không hài lòng, quở trách. Chính vì vậy, để cuộc sống gia đình về sau được yên ấm, thuận lợi thì cô dâu bầu thường bước vào nhà chồng từ cổng phụ.

me chong co di don dau khong

Cô dâu bầu không nên bước vào nhà chồng từ cửa chính

  • Mặc dù vậy, đối với nhiều người đây là quan niệm có phần cổ hủ và lạc hậu. Chính vì vậy, các cô dâu “ăn cơm trước kẻng” hãy thử cùng chú rể của mình lựa lời hỏi về phong tục của mỗi gia đình để tránh làm mất lòng gia đình chồng nhé! Đây cũng không còn là điều quá xa lạ trong thời buổi hiện nay nên cũng không quá khó để cùng bàn bạc, nói chuyện.

Kiêng kỵ cô dâu đặt đồ dùng đè lên đồ vật của chồng

  • Theo quan niệm của khá nhiều nơi, người ta tin rằng khi mới rước dâu về thì quần áo của cô dâu nên treo ở dưới quần áo chú rể. Hay mềm gối ở giường cưới của cô dâu cũng nên nằm dưới mền gối của chú rể. Điều này để minh chứng rằng chú rể sẽ là người trụ cột làm chủ gia đình và là người được tôn trọng. Quan điểm này ngày nay cũng được cho là khá cũ kỹ và lỗi thời, tuy nhiên đôi khi có nhiều mẹ chồng vẫn rất quan tâm đến các vấn đề kiêng kỵ để gia đình được thuận hòa, yên tâm. Chính vì vậy, các cặp đôi có thể lưu tâm thêm vấn đề này! 

me chong co di don dau khong

Kiêng kỵ này thể hiện được sự quan trọng của người đàn ông có tiếng nói là người trụ cột trong gia đình

Trên đây, Mimosa Wedding đã đi lý giải cho các bạn về câu hỏi về phong tục cưới hỏi cổ truyền của người Việt Nam với mẹ chồng có nên đi đón dâu không? Hy vọng lời giải đáp này có thể giúp các cặp đôi tân lang, tân nương hoàn thiện được đám cưới một cách chu đáo, tỉ mỉ và hoàn hảo nhất.

Mọi thắc mắc hãy liên hệ với đội ngũ tư vấn viên của Mimosa Wedding để nhận được giải đáp sớm nhất nhé!

Bài viết cùng chuyên mục :

Có chồng có được bưng quả không? Cách bưng quả đám cưới