Máy ảnh kỹ thuật số, máy ảnh cơ là gì? Phân Biệt 2 Loại

Cuộc sống hiện đại ngày càng tấp nập và hối hả dễ làm cho con người ta bỏ lỡ những khoảnh khắc ý nghĩa. Máy ảnh chính là nơi lưu giữ kỷ niệm tuyệt vời thông qua các tấm hình. Chính vì thế, nhiếp ảnh luôn là bộ môn nghệ thuật mà nhiều người yêu thích và mong muốn tìm hiểu.

Hiện nay, xu hướng tìm đến các kiểu máy ảnh cơ, máy kỹ thuật số đang ngày càng hấp dẫn các bạn trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết máy ảnh cơ là gì? Cấu tạo máy ảnh cơ như thế nào? Cách sử dụng, chụp hình đẹp nhất? Trong bài viết dưới đây, Mimosa Wedding sẽ giúp bạn đi trả lời một cách chi tiết và cụ thể nhất cho những câu hỏi này nhé: 

may anh co la gi

Câu hỏi khá quen thuộc Máy ảnh cơ là gì? Có cấu tạo như thế nào? Hãy cùng Mimosa Wedding đi tìm lời giải ngay nhé

Máy ảnh cơ là gì?

Đầu tiên đó là câu hỏi khá quen thuộc máy ảnh cơ là gì? Máy ảnh cơ (hay còn gọi khác đó là máy ảnh chụp film, máy cơ,…) là loại máy chụp ảnh sử dụng film để tạo nên các bức ảnh. Loại máy cơ này sẽ hoạt động trên cơ chế cơ học. Đối với máy chụp ảnh kỹ thuật số thường ưu tiên sử dụng các cơ chế điện tử tự động để tạo ra ảnh.

Thông thường, máy ảnh cơ sẽ chia thành 2 loại cơ bản như sau:

  • Loại máy lên phim bằng tay và bằng một trục xoay, không sử dụng pin.
  • Loại máy dùng pin nhưng chỉ để lên phim tự động hoặc dùng để đo sáng ( còn nói chung vẫn dựa vào cơ chế cơ học để tạo ra bức ảnh).

Mặc dù ra đời từ khá sớm, khoảng thế kỷ 11 và được cải tiến không ngừng qua các thập kỷ. Nhưng nói chung, máy cơ vẫn giữ cho mình một ưu điểm nổi bật đó là sự bền bỉ, chất lượng ảnh sắc nét, rõ ràng đến từng chi tiết hơn hẳn máy kỹ thuật số. Chính vì thế mà nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp vẫn rất trung thành với những chiếc máy cơ.

may anh co la gi

Máy cơ là gì? Cấu tạo của máy cơ có gì khác biệt so với máy kỹ thuật số hay không?

Cấu tạo máy ảnh cơ

Cấu tạo máy ảnh cơ thường gồm 5 bộ phận cơ bản sau đây: Buồng tối của máy ảnh, ống kính máy ảnh, tốc độ chớp của máp ( hay còn gọi là màn trập) , khẩu quang ( thường được gọi là cửa điều sáng) và film máy ảnh.

Buồng tối máy ảnh

  • Khi nhắc đến cấu tạo máy ảnh cơ người ta sẽ nghĩ ngay đến phần buồng tối máy ảnh. Đây là một hộp đựng phim kín mít được đặt nằm sâu trong thân máy. Bởi film của máy ảnh cơ thường sẽ có một đặc điểm chung đó là rất dễ phản ứng với ánh sáng; khi gặp điều kiện sáng, film sẽ bị cháy sáng và kéo theo cả bức ảnh sẽ bị hỏng, chỉ còn lại toàn màu đen. Chính vì thế, buồng tối là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng, quyết định đến số phận của toàn bộ bức hình này. Có thể hiểu vai trò của buồng tối máy ảnh giống như một cái khi kín đặt trong nhà máy sản xuất vậy.
  • Bên trong buồng tối của máy ảnh cơ gồm có trục kéo, trục cuốn của phim được vận hành bằng tay ( đối với máy cơ học) và bằng mô tơ ( đối với máy điện tử).

may anh co la gi

Buồng tối máy ảnh là một trong những bộ phận đặc biệt quan trọng để bức ảnh không bị cháy sáng

Ống kính

  • Ống kính bộ phận thuộc cấu tạo máy ảnh cơ có nhiều công dụng như ghi nhận hình ảnh, định vị được khoảng cách của vật chụp, sửa sai cho độ méo hình và chống để ảnh loé sáng.
  • Hiện nay, trên thị trường ngày càng có đa dạng và nhiều kiểu ống kính khác nhau ( như ống kính có độ mở chỉ f11 cho hình ảnh rõ nét từ 1,5 mét trở đi hay các loại ống kính có góc quay rộng cho hình ảnh nét từ vài cm đến vô cực cho các bức ảnh từ xa và trên cao). Các loại ống kính này phù hợp với nhiều chức năng và chế độ chụp hình riêng. Chính vì thế, tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích sử dụng mà các bạn có thể tìm cho mình từng loại ống kính phù hợp.

may anh co la gi

Ống kính ngày càng đa dạng và phổ biến để người dùng thoải mái lựa chọn

Tốc độ chớp ( hay màn trập)

  • Tốc độ chớp của máy cơ còn có tên gọi phổ biến khác là màn trập. Đây được hiểu là thang số để tính độ mở khép của màn trập. Tốc độ chớp này sẽ nhanh hay chậm tùy theo thời gian chụp và được quy định sẵn có từ trước phụ thuộc vào từng dòng máy ảnh. Màn trập máy ảnh cơ này được cấu tạo bởi chính các lực từ đòn bẩy, tay đẩy và thông qua lò xo hoặc rơle của máy.

Khẩu quang

  • Khẩu quang ( hay còn được gọi là cửa điều sáng) ở trên máy ảnh cơ. Loại cửa này được cấu tạo bởi các lá thép khá mỏng, có khả năng mở ra và khép lại theo thang số.
  • Tuỳ theo quang độ của từng ống kính khác nhau mà nhà sản xuất sẽ đưa ra quy định số nhỏ là số mở lớn cũng như số lớn là độ khép nhỏ. Bên cạnh đó, cũng có loại khẩu quang này cũng là những lỗ to nhỏ được lắp cố định trên một lá kim loại đục có sẵn, hay chỉ đơn giản đó là một cửa lọt sáng trong máy cơ đã được cố định sẵn.

may anh co la gi

Khẩu quang có ý nghĩa lớn trong cấu tạo nên một chiếc máy ảnh cơ hoàn chỉnh

  • Một điểm người chụp cần chú ý hơn nữa đó là độ mở lớn nhỏ của khẩu quang máy ảnh. Độ mở này sẽ quyết định trực tiếp đến sự rõ nét hay không trên ảnh chụp của máy chụp ảnh cơ.

Film

may anh co la gi

Phim của máy ảnh được nhiều bạn trẻ săn đón và sưu tập

  • Film là điểm khác biệt rất cơ bản giữa các loại máy chụp ảnh cơ và máy kỹ thuật số. Hiện nay, có rất nhiều các loại film trắng đen và có loại film màu ( tuy nhiên, phổ biến hơn cả là film màu) mà có rất nhiều hãng sản xuất film cung cấp với nhiều kích cỡ khác nhau. Nói chung, kích cỡ thông dụng nhất là film cỡ 35mm
  • Một cuộn film cơ bản sẽ chụp được khoảng 35-40 bức hình. Trong trường hợp chụp hết cuộn film, người chụp sẽ đem film của máy ảnh đi tráng và rửa ảnh.

>>> Top #5 lỗi cơ bản hay mắc phải trong nhiếp ảnh (nên biết)

Các loại máy ảnh cơ phổ biến cho người mới bắt đầu

Sau đây là tổng hợp về các loại máy ảnh cơ phổ biến nhất mà bạn nên tham khảo:

#1. Canon AE-1

  • Đây là một sản phẩm của hãng Canon đã quá nổi tiếng trong giới chụp ảnh. Chiếc máy AE-1 là một trong số rất nhiều loại máy cơ phổ biến nhất được các tay săn ảnh yêu thích và mong muốn sở hữu. Ở Việt Nam, cũng không quá khó khăn khi muốn tìm mua một chiếc máy này. Canon AE-1 được sản xuất chủ yếu vào khoảng thời gian từ 1976 đến 1984 nổi tiếng nhất với hai phiên bản đen và đen- bạc. Máy được thiết kế sử dụng loại pin 4LR44/4SR44 6V, đi cùng khả năng lấy nét cực cao.Tốc độ chớp máy từ 2 đến 1/1000 giây và kèm thêm là chế độ phơi sáng nhanh nhạy.
  • Nhắc đến AE-1 của Cano người ta sẽ chẳng thể phủ nhận được sự thân thiện và dễ dùng của dòng này. Đó là lý do nếu bạn bắt đầu “chân ướt chân ráo” bước vào môn nghệ thuật nhiếp ảnh thì đừng quên tìm mua cho mình chiếc máy ảnh này nhé.
  • Độ bền của AE-1 cũng là một ưu điểm nổi bật được người dùng đánh giá cao. Đến nay, nhiều chiếc vẫn hoạt động rất tốt.

may anh co la gi

Máy ảnh AE-1 Canon dù đã được sản xuất rất lâu nhưng vẫn được các bạn trẻ yêu thích và săn lùng

#2. Nikon D610 Body đen

may anh co la gi

Chiếc máy ảnh Nikon D610 Body với màu sắc đen cuốn hút và bắt mắt

  • Nằm ở vị trí thứ hai ở trong bảng xếp hạng các loại máy ảnh cơ phổ biến nhất. Chiếc máy Nikon D610 Body đen thật sự là một cái tên đã quá quen thuộc với những người yêu thích chụp ảnh.
  • Thiết kế của chiếc máy này khá nhỏ gọn, nhẹ nhàng. Đó là lý do ma máy ảnh cơ Nikon D610 thực sự là một lựa chọn lý tưởng cho những chuyến đi xa.
  • Nikon D610 Body đen được nhà sản xuất ứng dụng và tích hợp nhiều tính năng như bộ cảm biến và xử lý hình chất lượng hình ảnh cao. Hệ thống lấy nét tự động của máy cũng được đến 39 điểm cho phép bạn chụp được khoảnh khắc một cách chính xác và sắc nét nhất. Ngoài ra, các chế độ chụp hình liên tục 6 hình/giây hay quay film Full HD,… đều giúp chiếc máy này ghi điểm trong mắt người dùng.
  • Tuy nhiên, hiện nay thì máy ảnh D610 cũng được rao bán với mức giá khá cao vào khoảng 23,992,000 đồng.

#3. Pentax Spotmatic F

  • Pentax Spotmatic F tiếp tục là một mẫu máy ảnh cực nổi tiếng sử dụng hệ lens M42. Cái tên M42 được xuất phát từ chính đặc tính kỹ thuật với đường kính phần ngàm ren xoáy chỉ rơi vào 42mm. Đối với những dòng máy lens M42 có chất lượng khá cao nên rất thích hợp với các bạn trẻ mới tìm hiểu và muốn theo đuổi nghề chụp ảnh, quay phim. Ngoài ra thì lens M42 này cũng khá là dễ tìm kiếm trên thị trường.
  • Một ưu điểm không thể không nhắc đến giúp dòng máy này trở nên khá phổ biến đến vậy trong giới photosho đó là máy thiết kế đẹp. Đây là loại máy ảnh sử dụng dùng pin, nhưng điều thú vị là pin lại chỉ được dùng để đo sáng và không có pin thì vẫn chụp ảnh được.

may anh co la gi

Chiếc máy ảnh được thiết kế theo phong cách retro rất được yêu thích

  • Pentax Spotmatic F được lấy nét chủ yếu theo các kiểu “hoa dâu”. Đó là, trong view ngắm có một vùng có cảm giác nhiễu giống như tivi mất sóng. Chính vì thế, nếu bạn muốn lấy nét vào chỗ nào, bạn chỉ cần quay ống kính đúng vị trí và xoay đến khi nào vùng nhiễu đó được rõ nét là được.
  • Tuy nhiên, lấy nét kiểu hoa dâu này cũng mang đến một hạn chế mà nhiều người không thích. Việc ngắm quá lâu và không quen sẽ dẫn đến bị mỏi mắt; tuy nhiên khi sử dụng thành thạo rồi thì đây lại trở thành ưu điểm cho những ai yêu thích chụp ảnh đấy nhé!

#4.  Minolta X-700

may anh co la gi

Thiết kế chiếc máy ảnh cực chất và từng làm chao đảo giới chụp ảnh

  • X700 ra đời từ những năm 1981 và cũng là niềm tự hào của Minolta khi cạnh tranh được với những dòng máy lớn như RLS cùng thời điểm. Máy được trang bị chế độ bật tự động, vì thế cũng hạn chế được rất nhiều nhiều thao tác thủ công bằng tay. Đây là một sự lựa chọn an toàn dành cho các bạn trẻ mới chập chững bước vào nghề chụp ảnh và người lần đầu tiên sử dụng máy ảnh cơ.
  • Minolta X700 là dòng máy cơ với các ưu điểm nổi bật như: máy rất nhỏ gọn, chắc tay, các thao tác sử dụng rất dễ dàng, lấy nét bằng đường cắt đơn giản và chế độ đo sáng của máy cũng rất hoạt động linh hoạt và hiệu quả. Đồng thời, máy có hệ thống báo hiệu lỗi sáng bằng âm thanh.
  • Hiện nay, cái tên Minolta mặc dù đã không còn nữa, nhưng những sản phẩm của Minolta vẫn luôn sẽ còn mãi với thời gian. Hiện nay, giá một chiếc X700 cổ cũng chỉ rơi vào tầm trên dưới 3 triệu đồng tiền Việt. Tuy nhiên, lại không dễ để tìm mua được nó chút nào.

#5 Olympus OM (đời OM-1 đến OM-4)

  • Dòng máy cơ OM của Olympus đã ra đời khá lâu và cũng có rất nhiều đời máy. Tuy nhiên, các dòng máy OM-1, OM-2, OM-3, OM-4 là những chiếc nổi trội hơn bao giờ hết. Các loại máy ảnh cơ của Olympus này được xem là các thiết kế vô cùng bền bỉ, chắc tay và phù hợp với người chuyên nghiệp hay chưa có kinh nghiệm.
  • Chiếc Olympus OM-1 được sản xuất vào năm 1972, thời điểm mà rất nhiều máy ảnh cơ khổ 35mm cũng đã xuất hiện trên thị trường. Tuy nhiên, OM-1 vẫn rất nổi bật bởi ưu điểm như thiết kế gọn gàng, khối lượng máy nhẹ, dễ cầm và cùng với đó là bộ phận gương lật hoạt động êm ái hơn nhiều so các dòng máy cơ khác trên thị trường.

may anh co la gi

Bài báo khá nổi tiếng về chiếc máy olympus OM-2 được đăng tải trên náo NYT

  • Chính vì giữ rất nhiều lợi thế hơn hẳn nên những chiếc máy cơ dòng Olympus này đến ngày nay vẫn còn có khá nhiều người ưu tiên lựa chọn và săn tìm.

Cách chụp máy ảnh cơ đơn giản và cơ bản nhất

  • Máy chụp ảnh cơ là dòng máy đã có từ khá lâu, chính vì thế thay bằng những nút điều khiển giống như trên máy kỹ thuật số hiện nay, các công tắc cơ và những bánh xe được lắp đặt trên máy cơ cũng giúp nó trông chắc chắn hơn. Cùng với đó còn giảm thiểu tình trạng hư hỏng do va chạm khi sử dụng máy. Có thể vì thế mà trông chiếc máy cơ sẽ nặng và cồng kềnh hơn máy ảnh kỹ thuật số kha khá đấy. Có nhiều người mới sử dụng và cảm thấy khá khó khăn. Hiểu được điều này, Mimosa Wedding sẽ chỉ cho bạn một số cách chụp máy ảnh cơ đơn giản và cơ bản nhất:

may anh co la gi

Chụp ảnh máy cơ có khó không? Câu hỏi được nhiều bạn trẻ đặt ra

  • Trên thị trường hiện nay cũng thường xuất hiện 2 dòng máy ảnh chính là máy kỹ thuật số và máy cơ. Dòng máy cơ này chủ yếu được điều chỉnh bằng tay, sử dụng các cơ chế cơ học. Từ đó, đòi hỏi người cầm máy phải có kiến thức cơ bản về các kỹ thuật chụp ảnh cũng như có kinh nghiệm về máy ảnh nhất định. Máy cơ cũng có khá nhiều các kiểu dáng thiết kế khác nhau, vừa có thể điều chỉnh, vừa tự động giúp người sử dụng thuận tiện hơn.

Kính ngắm quang học

  • Hướng dẫn chụp ảnh bằng máy cơ đầu tiên mà Mimosa Wedding muốn nhắc đến là kính ngắm quang học. Đây là một bộ phận không thể thiếu trên máy cho phép bạn ngắm trước hình ảnh mà bạn định chụp.
  • Kính ngắm của máy ảnh này sẽ thể hiện hình ảnh thực tế được thu nhỏ trên thân máy. Từ đó, giúp bạn nhìn rõ mọi cảnh vật được thu vào trong ống kính máy. Kính ngắm của máy ảnh cơ không giống như máy ảnh compact thông thường sử dụng kính điện tử hay các máy ảnh có gương lật hiển thị nhờ vào cảm biến.

may anh co la gi

Nắm bắt việc quan sát từ kính ngắm quang học là yếu tố đầu tiên khi học chụp ảnh với máy cơ

  • Khi sử dụng kính ngắm của máy ảnh, bạn cũng nên chú ý về tốc độ nháy của màn trập và khẩu độ để cho ra được bức ảnh ưng ý nhất nhé. Đây là kỹ thuật chụp ảnh cơ bản nhất khi sử dụng máy ảnh cơ bạn nên lưu ý.

Màn hình LCD

  • Trên máy ảnh cơ, màn hình LCD sẽ hiển thị các thông tin chụp và các menu cài đặt tùy chỉnh giúp bạn lựa chọn kiểu chụp ảnh đa dạng phù hợp với thời điểm hiện tại nhất. Ngoài ra, máy ảnh cũng còn có tính năng live view – tính năng hữu ích khi chụp chân dung, giúp tự động căn chỉnh khi zoom ảnh và kiểm tra mức độ lấy nét chi tiết của ảnh vật trước mắt.

may anh co la gi

Màn hình LCD giúp quan sát mức độ rõ nét của các bức hình

  • Tuy nhiên, khi đem so sánh với máy ảnh compact hay máy ảnh không gương lật thông thường thì chế độ này khó có thể hiệu quả bằng. Lý giải cho điều này, cũng bởi nguyên lý chụp ảnh cũng kỹ thuật chụp ảnh bằng máy cơ thường không cho phép lấy nét nhanh như các dòng máy khác.

Ống kính máy ảnh

  • Hướng dẫn cách chụp máy ảnh cơ đẹp nhất mà không đề cập đến ống kính chắc chắn sẽ là một sai lầm lớn. Ưu điểm của ống kính máy ảnh cơ nằm ở khả năng tháo rời thay đổi ống kính liên tục. Từ đó, tùy thuộc vào mong muốn chụp ảnh khác nhau để thay thế các ống kính và cho ra được những bức ảnh tuyệt vời nhất. Nó có thể từ cận cảnh đến phong cảnh góc rộng từ trên cao.

may anh co la gi

Thay thế ống kính cho từng hoàn cảnh là điều cần thiết để tạo nên bức hình đẹp

  • Bạn chỉ cần nhấn nút và xoay ống kính là có thể chụp bức hình ưng ý rồi. Nếu muốn thay thế các ống kính, hãy đặt ống kính trở lại vị trí như cũ, đặt nó trên vòng tiếp xúc và cho các mắc gờ của máy ảnh khớp vào trên thân. Từ đó, khi chụp sẽ nghe tiếng click. Lúc này chứng tỏ bạn đã cố định được ống kính vào thân máy một cách an toàn và đúng nhất rồi.
  • Có nhiều bạn sẽ thắc mắc, vậy ngàm máy ảnh là gì? Đây là kỹ năng cơ bản mà các bạn nghiệp dư cũng cần biết để việc tháo lắp được an toàn. Đây có thể hiểu là cổng kết nối được phân chia ở giữa máy ảnh và ống kính, mỗi hãng máy ảnh đều sẽ có ngàm riêng phù hợp với thân máy của mình. Trong khi gắn vào bạn nên tập trung và cẩn thận để tránh lệch mối làm hư hỏng cả ống kính của mình.

Phóng to và lấy nét ảnh

  • Về phần lấy nét trên máy chụp ảnh cơ sao cho đẹp và rõ nets thì chỉ có 3 chế độ. Thông thường, chế độ M là chế độ tự chỉnh bằng tay hoàn toàn, chế độ này thường dùng chụp cho các bức hình chân dung cũng như ngoại cảnh.
  • Tiếp đến, chế độ A là bạn cần phải biết để có thể điều chỉnh độ khẩu khi dùng chế độ này sao cho chụp hình đạt được hiệu quả tốt nhất. Và chế độ này được dùng để chụp ảnh cho các sự kiện, tiệc tùng,..
  • Cuối chính là chế độ Auto cực hào toàn, máy của bạn sẽ giúp bạn tự điều chỉnh cũng như lấy nét đẹp nhất khi chụp ảnh.

may anh co la gi

Một số những chế độ để lấy nét và phóng to ảnh ở trên chiếc máy ảnh cơ

  • Đối với những bạn mới tìm hiểu về máy ảnh cơ thì thường hay chọn cho mình chế độ Auto để bấm máy. Tuy nhiên, để cho ra được các góc hình đẹp, rõ nét thì các dân chuyên nghiệp thường ưu tiên sử dụng các chế độ chỉnh tay để đạt được hiệu quả và chất lượng nhất cho mỗi bức ảnh mình chụp.
  • Các thông số hướng dẫn trên máy chụp ảnh cơ trên đây được xem là cơ bản nhất giúp người dùng. Để đạt đến trình độ chuyên nghiệp, các bạn cần luyện tập thường xuyên và tìm hiểu nhiều hơn về cơ chế hoạt động của các loại máy ảnh. Từ đó, đúc rút kinh nghiệm và thực hiện cho mình những shoot hình “để đời” đáng nhớ nhé!

Trên đây là các thông tin trả lời cho câu hỏi xoay quanh máy ảnh cơ là gì? Chắc hẳn, những gợi ý về máy ảnh cũng như cách chụp ảnh một cách cơ bản, sơ lược nêu trên sẽ giúp các bạn tìm kiếm cho mình được một chiếc máy ảnh ưng ý. Chúc các bạn trẻ có thể sớm thực hiện và theo đuổi được đam mê nhiếp ảnh của mình!