Lễ Nạp Tài Là Gì? Tiền Nạp Tài Bao Nhiêu và Sính Lễ Cần Những Gì

Từ xa xưa, chúng ta đã truyền nhau câu nói: cưới xin là chuyện cả đời. Theo quan niệm về phong tục của tập quán người Việt, có khá nhiều bước cần chuẩn bị cho một đám cưới hoàn thiện. Và trong số đó, lễ nạp tài đóng góp một phần quan trọng không nhỏ cho một đám cưới mang phong tục cổ truyền. Vậy lễ nạp tài là gì? Hãy cùng đi tìm kiếm câu trả lời với Mimosa Wedding ngay sau đây nhé!

le nap tai la gi
Lễ nạp tài là gì? Ý nghĩa của lễ nạp tài trong đám cưới hỏi?

Lễ nạp tài là gì

Lễ nạp tài hay còn được bến đến với tên gọi như tiền nát, lễ đen. Nó là một món quà cưới mà nhà trai sẽ trao cho nhà gái trong đám hỏi. Lễ nạp tài thường diễn ra vào trước lễ rước dâu. Tuy nhiên còn tùy theo cách thức tổ chức của từng gia đình và từng vùng miền. 

le nap tai la gi
Lễ nạp tài diễn ra trong đám hỏi

Bên cạnh câu hỏi Lễ nạp tài là gì? Người ta còn thắc mắc vì sao cần tổ chức lễ nạp tài? Theo phong tục truyền thống của người Việt, lễ nạp tài để bày tỏ lòng cảm ơn đến nhà gái đã có công sinh thành, dưỡng dục cho cô dâu tương lai.

Điều này cũng thể hiện sự trân trọng của gia đình nhà trai với gia đình nhà gái. Và gia đình nhà trai trả ơn nhà gái đã có công chăm lo cho cô dâu. Về sau tiền này sẽ được trao lại cho vợ chồng mới cưới để lo mua sắm các trang thiết bị, vật dụng gia đình, quần áo, trang sức, sính lễ cho cô dâu trước khi về nhà chồng.

le nap tai la gi
Tiền nạp tài thông thường được đặt vào bên trong mâm trầu cau trong lễ ăn hỏi hoặc lễ rước dâu

Ý nghĩa của lễ nạp tài theo truyền thống văn hóa Việt

Lễ nạp tài là gì? Ý nghĩa của lễ nạp tài ra sao? Sau đây Mimosa Wedding sẽ đi trả lời cho các bạn về 2 ý nghĩa lớn trong phong tục cưới truyền thống của người dân Việt Nam.

  • Ý nghĩa lớn đầu tiên của lễ đen này được hiểu như sự thách cưới của bên gia đình nhà gái đối với gia đình nhà trai. 
  • Ý nghĩa thứ hai, có thể coi đây là sự đóng góp của nhà trai để có thể lo tổ chức lễ cưới hoàn thiện nhất.

Ngoài ra, nó còn thể hiện một ý nghĩa nhỏ khác. Nó giống như một phần quà nho nhỏ 2 bên gia đình muốn dành tặng cho cô dâu chú rể. Số tiền này để chuẩn bị cho những vật dụng cần thiết của nhà mới. Để từ đó, có thể cùng nhau xây dựng mái ấm gia đình sau này, mà không sợ bị thiếu thốn quá nhiều.

le nap tai la gi
Nhà gái thách cưới nhà trai nên lễ nạp tài được ra đời

Sính lễ đám cưới gồm những gì

Tiếp đến cũng là một câu hỏi Mimosa Wedding nhận được từ nhiều bạn trẻ đang chuẩn bị lên kế hoạch cho đám cưới của mình xung quanh đám cưới, hỏi và lễ nạp. Cụ thể đó là sính lễ đám cưới bao gồm những gì

Bên cạnh mâm ngũ quả mang sang bên nhà cô dâu (mâm này có thể là 5 -7 -9 mâm tùy thuộc vào mỗi gia đình). Nhà trai nên chuẩn bị thêm phần tiền nạp tài để kèm vào với khay trầu cau để theo đúng lễ nghi truyền thống.

Tiền nạp này được cho vào phong bì màu đỏ, bên ngoài có dán chữ Hỷ, đôi long phượng. Nó có thể đặt chung với mâm trầu cau hoặc trong khay rượu. Bên ngoài được một lớp phủ khăn thêu đỏ để mang sang nhà gái. Có thể mang kèm nữ trang mà nhà trai chuẩn bị để tặng cho cô dâu. Vậy tiền nạp tài trong đám cưới là bao nhiêu? Thông thường, trong những phong bì này sẽ đựng khoảng 5 triệu (tùy vào điều kiện của mỗi gia đình, nhưng các bạn cần lưu ý là số tiền nên là ở các con số lẻ như 3 – 5 – 7 – 9).

le nap tai la gi
Tiền nạp tài sẽ được kẹp vào mâm trầu cau

Lễ nạp tài ở miền Nam và miền Trung

Đối với phong tục của người miền Nam và miền Trung, số tiền nạp tài (hay tiền dẫn cưới) sẽ được cho chung vào cùng 1 bao lì xì để đưa sang nhà gái. Tuy nhiê, ở một số tỉnh thành phía Bắc, tùy thuộc vào số lượng bàn thờ và bát hương ở trên bàn thờ của ông bà tổ tiên nhà gái mà số tiền nạp lễ tương ứng đựng trong nhiều phong bì khác nhau và vẫn phải tuân theo quy luật đặt số lẻ.  

Ngoài số tiền nạp cho lễ cưới hỏi này, nhà trai và nhà gái cũng nên chuẩn bị tiền mừng cho người bưng mâm mũ quả, đây được gọi là tiền mua duyên. Tùy theo 2 bên gia đình thỏa thuận ra sao để sắp xếp số lượng người bê lễ cho phù hợp. Sau khi đàng trai đã trao mâm quả cho đàng nhà gái xong, người nhà 2 bên gia đình sẽ lì xì cho mỗi người bê tráp một phong bao lì xì đỏ.

le nap tai la gi
Người bê tráp lễ sẽ được lì xì một phong bao đỏ

Tiền nạp tài đám cưới bao nhiêu?

Tiền nạp tài hiện nay còn được gọi là tiền thách cưới của nhà gái. Trung bình sẽ tùy theo từng hoàn cảnh của mỗi bên mà tiền dẫn cưới sẽ dao động khoảng từ 10 triệu – 50 triệu đồng.

Ngoài ra, chú rể cũng cần chuẩn bị tiền lì xì cho đội bê tráp để trao duyên cho nhà gái. Số tiền ở bên trong mỗi bao sẽ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mỗi gia đình. Thông thường có thể là từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng/bao lì xì. Sau khi đã trao mâm tráp cho nhà gái, dàn bưng tráp của cả hai bên sẽ trao đổi phong bì cho đội bên kia. Việc này thông thường sẽ được thỏa thuận ngay từ đầu trước giữa hai bên gia đình.

le nap tai la gi
Dàn phù dâu, phù rể bê tráp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đám hỏi của hai bên gia đình

Lễ vật nạp tài nhà trai trao cho nhà gái gồm những gì?

Bên cạnh tiền dẫn cưới bao nhiêu? Nhiều người cũng quan tâm đến những lễ vật mà nhà trai sẽ mang sang trao cho nhà gái thường bao gồm những gì?

Mâm trầu cau

Mâm trầu cau được chuẩn bị 100 quả cau và 100 lá trầu dán chữ Song Hỷ.

Mâm lợn sữa quay

Mâm này được trang trí bắt mắt, được gắn thêm hoa cắt giấy ở 4 chân của con lợn. Tùy thuộc vào từng đặc điểm, phong tục vùng miền mà sẽ có sự thay đổi nhất định như miền Bắc và miền Trung thường lựa chọn heo sữa quay; còn Miền Nam thường thay mâm này thành mâm xôi gấc gà luộc)

Mâm rượu, trà, thuốc lá

Miền Bắc thường chọn tặng số lẻ, miền Nam lại chọn tặng theo số chẵn.

le nap tai la gi
Mâm rượu, thuốc lá và trà không thể thiếu trong phong tục tập quán truyền thống

Mâm bánh ngọt

Mâm bánh ngọt thường là bánh phu thê. Đây là lễ vật quen thuộc trong mỗi đám cưới, đám hỏi của người Việt. Mâm tráp trong đám cưới miền Bắc còn tặng thêm bánh cốm xanh. Đám cưới của miền Trung sẽ làm thêm các loại bánh cổ truyền như bánh thuẫn, bánh chè lam. Với đám cưới của miền Nam đôi khi sẽ không thấy các loại bánh cổ truyền như trên. Thay vào đó là tặng cả một ổ bánh gato (bánh kem).

Mâm trang sức

Những đám cưới được tổ chức ở miền Nam, mấn đội đầu và áo dài cho cô dâu thường được chuẩn bị ở trong những mâm này. Khi nhà trai trao tráp cưới cho nhà gái mẹ chú rể sẽ trình đưa cho bà sui.  Mẹ cô dâu sẽ vào phòng con gái để chuẩn bị dắt con ra chào họ hàng hai bên.

le nap tai la gi
Đối với miền Nam, số tráp mâm quả này thường đứng ở con số 6 (lục) –  được hiểu là “Lộc”

Phát biểu gì trong lễ nạp tài

Bước cuối cùng không thể bỏ qua đó là phát biểu gì trong lễ nạp tài? Lễ nạp tài đều cần người đại diện của 2 bên gia đình đứng lên phát biểu. Mỗi địa phương khác nhau sẽ có cách thức, người phát biểu khác nhau. Thông thường, bố mẹ của cô dâu chú rể không phải ai cũng sẵn sàng và thoải mái nói trước đám đông. Vậy nên chọn lựa người đại diện trước và bài phát biểu thường gồm 3 đoạn cụ thể như sau: 

Lời chào

Dù bài phát biểu có hay đến đâu và nói về nội dung gì thì đầu tiên, lời chào chính là sự bày tỏ niềm kính trọng, gửi lời cảm ơn những người đã đến chung vui với cả gia đình 2 bên và với cô dâu chú rể. Hơn thế nữa, nó cũng thể hiện được sự vui mừng, phấn khởi đón chào hành trình mới của cô dâu chú rể.  

Lời giới thiệu

Người đại diện lúc này sẽ giới thiệu về gia đình hai bên. Tương tự đối với đại diện của nhà trai sẽ nói về gia đình nhà trai, và với người đại diện nhà gái sẽ giới thiệu về nhà gái.

Nội dung chính

Nội dung chính của bài phát biểu thường bao gồm những vấn đề chính như: Nói sơ lược về sự hòa hợp của cặp đôi cô dâu chú rể, thể hiện sự vui mừng, phấn khởi của gia đình khi được đón con dâu/ con rể mới về và nhận được sự tin tưởng, tôn trọng và tính nghiệm giao con dâu cho nhà trai chăm sóc. Đặc biệt, không nên bỏ qua việc chúc mừng, chia sẻ với niềm hạnh phúc của lứa đôi.  

Kết thúc

Thứ hai, nhà trai cũng không quên bày tỏ lòng trân trọng, biết ơn đối với gia đình nhà gái. Điều này thể hiện qua sính lễ đã chuẩn bị. Đại diện nhà gái khi phát biểu cũng nên gửi lời cảm ơn gia đình nhà trai đã có mặt đông đủ, đúng giờ và chuẩn bị những món quà cưới (sính lễ) trao cho gia đình. 

Một lần nữa gửi lời chúc phúc chân thành tới cặp đôi cô dâu chú rể và cảm ơn toàn thể những người đã có mặt, bỏ thời gian ra tới dự buổi lễ nạp tài ngày hôm nay.

le nap tai la gi

Bài phát biểu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lễ nạp tài của hai bên gia đình. Nó thể hiện lời cảm ơn, trân trọn của 2 bên gia đình đối với các vị quan khách 2 bên. Là là lời chúc phúc dành cho cô dâu chú rể chuẩn bị bước sang chặng đường mới.

Tạm kết

Trên đây Mimosa Wedding đã đi trả lời cho các bạn câu hỏi về lễ nạp cưới là gì? Cùng với tiền dẫn cưới, sự chuẩn bị sính lễ cho đám cưới, hỏi theo phong tục truyền thống của người Việt từ xưa đến nay. Đây là những thông tin hoàn thiện về cách thực tổ chức một lễ nạp tài trong đám cưới Việt Nam. Mimosa mong rằng các bạn đã hình dung được cụ thể những công việc cần chuẩn bị để có thể tổ chức một lễ cưới hoàn thiện, đáng nhớ và ý nghĩa nhất nhé!

MIMOSA WEDDING
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 133 Giáp Nhất – Thanh Xuân – Hà Nội
Cơ sở 2: 243 Giáp Nhất – Thanh Xuân – Hà Nội
Cơ sở 3: 94 Vũ Trọng Phụng – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0978 886 133 (Mr Đỉnh)              
              0967 868 133 (Mr Đức)  
Gmail: anhvienmimosa@gmail.com  
Website: anhvienmimosa.com

Bài viết cùng chuyên mục : 

Phóng sự cưới là gì? So sánh chụp hình cưới với phóng sự cưới

#11 Địa Điểm Cầu Hôn Ở Hà Nội (Cực lãng mạn) 100% nàng đồng ý