Kiêng 2 đám cưới trong 1 năm : Nguyên nhân? Những kiêng kỵ?

Sau đây là câu hỏi mà Mimosa Wedding nhận được khá nhiều từ các cặp đôi đó là: cưới hai anh em trong 1 năm có nên không?

Chào các bạn,

Mình có một thắc mắc như sau: Trong 1 năm thì 1 gia đình có thể tổ chức cưới cho 2 người con được không? Trong gia đình mình thì cả 2 anh anh em đều muốn lấy vợ trong năm đó). Mình muốn hỏi có cần kiêng kỵ gì không và nếu vẫn cưới thì liệu một trong hai cặp đôi có gặp vận rủi gì trong cuộc sống như dân gian vẫn truyền miệng hay không?

Mình thường nghe kiêng gả 2 con gái trong cùng một năm, chứ ko thấy kiêng cưới vợ cho 2 con trai trong cùng một năm. Vậy vấn đề này đúng sai ra sao và việc cưới 2 nàng dâu về 1 năm có xảy ra vấn đề gì không. Hy vọng nhận được câu trả lời sớm nhất từ Mimosa Wedding. Cảm ơn rất nhiều!

Ngoài ra, 1 câu hỏi nhỏ khác là: Khái niệm “1 năm” này được hiểu theo lịch dương hay lịch âm. Giả sử người anh trai lấy vợ vào tháng 9 dương lịch thì người em có thể cưới vợ vào tháng 1 dương lịch của năm tiếp theo hay không (nhưng xét theo lịch âm thì vẫn là cùng năm đó). Vậy trường hợp nếu trên có còn được tính là cưới trong cùng 1 năm hay không?

Ngay khi nhận được câu hỏi này, bài viết sau đây của Mimosa Wedding đi sẽ đi tìm kiếm câu trả lời xoay quanh vấn đề kiêng 2 đám cưới trong 1 năm.

kieng 2 dam cuoi trong 1 nam

Dân gian Việt Nam thường truyền miệng phong tục cùng những điều cấm kỵ trong ngày đại hỷ đó là kiêng 2 đám cưới trong 1 năm. Vậy kiêng kỵ này có đúng không?

Nên hay không kiêng 2 đám cưới trong 1 năm?

Đám cưới là ngày trọng đại cả cuộc đời, nhưng với một số gia đình sẽ trở thành vấn đề cần suy nghĩ và tính toán khi hai người con mong muốn cưới cùng 1 năm. Gia đình không biết có cưới được không hay cần phải chuyển một trong hai người sẽ cưới vào năm sau. Trong phần này, Mimosa Wedding  sẽ nói về chủ đề nên hay không kiêng 2 đám cưới trong 1 năm?

Có nên kiêng 2 đám cưới anh em trai trong 1 năm không?

  • Theo phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam chúng ta thường có rất nhiều tục lệ cùng những điều kiêng kỵ. Ông bà ta vẫn truyền lại câu nói: có thờ có thiêng, có kiêng mới có lành. Hơn nữa, đám cưới tại là một sự kiện vô cùng quan trọng và ý nghĩa trong cuộc đời mỗi người. Để mọi việc được diễn ra tốt đẹp, suôn sẻ với hy vọng cuộc hôn nhân bền vững, lâu dài.
  • Một trong những điều kiêng kỵ ở trong quan niệm cưới hỏi của người Việt mình là kỵ tổ chức 2 đám cưới trong cùng một năm. Nhưng tại sao lại có những kiêng kỵ này? Cưới hai anh em trong 1 năm có nên không? Cụ thể như thế nào?
  • Theo quan điểm từ thời xa xưa cho rằng 2 anh em trai trong cùng một gia đình mà tổ chức đám cưới đây chính là tin đáng mừng, hỷ sự sẽ được nhân đôi. Bởi lẽ, trong cùng một năm mà nhà có thêm hai nàng dâu mới thì nhà cửa sẽ thôm nhộn nhịp, vui tươi, có thêm nhiều cháu chắt.

>>> Lễ cưới nhà thờ : Tất tần tật những Nghi Lễ bạn cần Nắm Được

kieng 2 dam cuoi trong 1 nam

Có nên kiêng tổ chức đám cưới cho 2 anh em trai trong cùng một năm hay không? Đây là câu hỏi mà khá nhiều gia đình đã đặt ra

  • Tuy nhiên, trường hợp này cũng chỉ thường xảy ra khi:
  • Một trong hai anh em vừa tổ chức lễ cưới, người còn lại không chọn được ngày tốt vào năm sau hay ở một vài năm sau nữa. Nói chung, năm đó cũng chính là năm có ngày lành tháng tốt thì hoàn toàn có thể tổ chức cưới luôn.
  • Hoặc cũng có nhiều trường hợp khác người anh/em trai còn lại phải cưới vợ trong cùng một năm. Cụ thể như tổ chức đám cưới để tránh tang ma hay cưới để đi xuất ngoại liên quan đến công việc,…
  • Trên thực tế, cũng có rất nhiều những cặp anh em trai đã cưới vợ cùng ngày, cùng năm. Điều này cực phổ biến nhất là ở các nước phương Tây, nơi mà không tin vào mê tín, kiêng kỵ.

Có nên kiêng 2 đám cưới chị em gái trong 1 năm không?

Vậy còn đối với chị em gái có cần kiêng 2 đám cưới trong 1 năm?

  • Từ xa xưa, theo quan niệm trọng nam khinh nữ, mà người ta không gả muốn hai con gái đi lấy chồng ở trong cùng một năm. Họ cho rằng đây là phạm vào đại kỵ nếu gả 2 con gái đi cùng một năm thì một trong hai người sẽ đứt gánh giữa đường, khó hạnh phúc trọn vẹn được.
  • Tuy nhiên, đây chỉ là tư tưởng đã cũ của ngày xưa và chẳng có cơ sở khoa học nào chứng minh cho điều này cả. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn tin và không muốn tổ chức 2 cái đám cưới trong một năm, cũng như gả cùng lúc 2 cô con gái theo chồng. Không phải vì họ lo sợ cho con gái của mình không hạnh phúc như người xưa vẫn truyền miệng lại, mà vì gả con theo chồng hết thì nhà cửa sẽ hiu quạnh, thiếu vắng bóng hình con.

kieng 2 dam cuoi trong 1 nam

Đây là quan niệm cưới hỏi xuất phát từ xa xưa của người Việt Nam 

  • Hơn nữa, trong một năm mà có hai đám cưới thì cha mẹ gia đình cũng khá ngại với họ hàng, làng xóm. Chưa kể, còn có những lời bàn ra tán vào như cô con gái đó “ăn cơm trước kẻng” hay cưới chạy bầu rồi nên mới gấp gáp như vậy. 
  • Ngoài ra, nếu có hai cái đám cưới được tổ chức trong cùng một năm thì bố mẹ của các cô gái cũng sẽ rất vất vả lo toan để tổ chức được trọn vẹn cho con mình. Chưa kể đến với những gia đình mà điều kiện kinh tế hơi khó khăn thì rất khó để xoay xở kịp tiền cho đám cưới của 2 con.
  • Rất nhiều người cho rằng ở trong một gia đình mà gả chồng cho 2 con trong 1 năm thì kiểu gì cuộc hôn nhân ấy cũng có lòng hạnh phúc. Tuy nhiên, lại không có cơ sở nào chắc chắn cả mà có khi nó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
  • Thực tế trên thế giới này cũng có khá nhiều cặp chị em, kể cả chị em song sinh cũng tổ chức đám cưới với nhau, chứ chưa nói gì trong cùng một năm. Họ quan niệm rằng tổ chức như vậy niềm vui sẽ nhân đôi, hạnh phúc của người chị, người em sẽ vô cùng viên mãn, trọn vẹn.

Có nên tổ chức cưới vào tháng sinh không?

Có rất nhiều người đặt ra câu hỏi có nên cưới vào tháng sinh không? Bởi việc  kiêng kỵ tổ chức lễ cưới vào tháng sinh này để xua đuổi đi những vận mệnh không tốt. Đồng thời, mang đến may mắn cho cặp đôi trong cuộc sống về sau này. Hiểu được điều này, Mimosa Wedding sẽ gửi đến bạn câu trả lời ngay dưới đây cũng như đi giới thiệu đến cho bạn những tháng sinh mà cô dâu chú rể không nên cưới, bạn hãy lưu lại nhé.

Bảng tổng hợp tuổi trai gái và những kiêng kỵ

Năm tuổi Năm kỵ với Nam Năm kỵ với Nữ
Tí  Mùi Mão
Sửu Thân Dần
Dần Dậu Sửu
Mão Tuất
Thìn Hợi Hợi
Ngọ  Tuất
Tị Sửu Dậu
Mùi Dần Thân
Thân  Mão Mùi
Dậu Thìn Ngọ
Tuất Tị Tị 
Hợi Ngọ Thìn

 

Những ngày cuối năm

  • Từ xưa xa, người ta đã thường chọn kiêng cưới vào những ngày cuối năm bởi đây là những tháng lạnh lẽo nhất trong năm. Trong trường hợp cưới vào cuối tháng của năm sẽ khiến cho cuộc sống gia đình khó mà ấm áp, hạnh phúc được
  • Mặc dù vậy, hiện nay việc tổ chức đám cưới vào những ngày cuối năm lại khá nhiều và phổ biến rộng khắp. Bởi thời tiết khá dễ chịu và mát mẻ để thực hiện đám cưới hoàn chỉnh.

Tháng 7 ( âm lịch)

  • Tháng 7 âm lịch là tháng của Ngưu Lang – chức nữ gặp lại nhau sau 1 năm dài  xa cách xa. Chính vì vậy, tháng 7 âm mang ý nghĩa thể hiện được 1 tình yêu tuyệt vời nhưng cùng với đó là số phận của họ lại trắc trở và không được ở bên nhau. Vì lẽ đó, mà nhiều người thường kiêng kỵ cưới vào tháng 7 âm vì không muốn giống như cặp đôi Ngưu Lang – Chức nữ cả năm xa cách.

kieng 2 dam cuoi trong 1 nam

Không những vậy, tháng 7 còn được biết đến là  tháng cô hôn, âm khí vãng lai rộng khắp và rất nhiều ở nhân giang. Chính vì vậy, chúng ta thường kiêng cưới hỏi, mua đồ hay cắt tóc,.. 

Mùng 1, 15 hàng tháng 

  • Ngày này chắc các bạn cũng không hề xa lạ gì với kiêng kỵ tránh cưới vào mồng 1, 15 hàng tháng. Bởi đây là ngày ăn chay, niệm phật  của những người theo đạo Phật không được sát sinh. Những ngày này thường được kiêng để tránh rước những vận rủi, điều xui xẻo và không may mắn đến cho cô dâu, chú rể.

Gia đình có chuyện buồn có cưới được không?

  • Thường thì đối với những gia đình chuyện buồn, cụ thể với câu hỏi bố mất có cưới được không? Đây là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm từ những cặp đôi.  Nếu nhà của bạn có đám tang khá mới thì tốt nhất nên tránh tổ chức đám cưới. Tránh mang đến những vận rủi, không mấy may mắn cho cặp đôi trong cuộc hôn nhân của mình.

kieng 2 dam cuoi trong 1 nam

Gia đình có chuyện buồn thì nên tránh tổ chức cưới trong năm đó

  • Ngoài ra, đám cưới cũng là ngày quan trọng nhất của cặp vợ chồng thế cho nên khi nhà có người thân mới mất đặc biệt là bố mẹ, ông bà thì sẽ hoãn lại ngày cưới. Theo phong tục truyền thống cưới hỏi của ông bà xưa thì nếu nhà có bố/ mẹ mất thì lẽ tất nhiên con cái cần đợi để tang 3 năm, không nhất thiết bắt buộc là nhất định 5 năm, bởi với thành viên sẽ có thời gian quy định để tang khác nhau.

kieng 2 dam cuoi trong 1 nam

Nhà có chuyện buồn thì có nên tổ chức đám cưới không? 

  • Ngoài ra, một điều mà các bạn trẻ cũng nên lưu tâm đó là  sắp cưới có nên đi đám ma nữa hay không? Liệu có bị điềm rủi, vạ lây hay tránh né lễ cưới của mình hay không.  Liệu đi về có bị làm sao không, cũng như có nên đi hay không thì sau đây Mimosa Wedding sẽ giải đáp hết cho bạn dưới đây nhé.
  • Nếu trước khi đám cưới diễn ra, thì tốt nhất các cặp đôi nên tránh đám ma. Bởi đám cưới chính là sự kiện trọng đại mang tính chất hạnh phúc, vui vẻ còn đám ma thì lại mang đến sự đau thương, nỗi buồn cùng đáng tiếc. Việc kiêng kỵ này là nếu bạn sắp tổ chức một đám cưới thì tốt nhất không nên đi đám ma  quá nhiều mà thay vào đó hãy nhớ đến những điều không may mắn, hạnh phúc và giải quyết những chuyện xui xẻo.

kieng 2 dam cuoi trong 1 nam

Gia đình có chuyện buồn thì nên tránh tổ chức đám cưới. Bố mất thì cần kiêng kỵ cẩn thận 3 năm để tránh hưởng cuộc sống

  • Chính vì vậy, điều tốt nhất mà bạn có thể làm bây giới chính là tránh xa đám ma cũng như đi viếng đám ma. Có như vậy đám cưới của bạn mới được diễn ra suôn sẻ, vui mừng nhất có thể.

Những kiêng kỵ trong đám cưới của người Việt

Nói đến những điều kiêng kỵ khi tổ chức đám cưới thì có khá nhiều. Tuy nhiên, Mimosa Wedding sẽ liệt kê một vài những điều kiêng kỵ thường thấy nhất ở các lễ hội Việt Nam. 

  1. Mẹ cô dâu nên tránh có mặt trong lễ rước dâu về nhà chồng. Đây là điều vô cùng tối kỵ, tránh để mẹ cô dâu đưa cô dâu về nhà trai. Lý giải cho điều này, bởi nếu mẹ cô dâu đưa về sẽ gây cảm giác bịn rịn, đồi về nhà mẹ đẻ. Tuy nhiên, quan niệm này ngay nay cũng đã bắt đầu được xóa bỏ dần và không phổ biến như trước.
  2. Kiêng kỵ để cô dâu xuất hiện trước khi được mời ra hay trước khi có chú rể vào phòng cô dâu đón. Khi nhà trai đến nhà gái để làm dễ rước dâu và ra mắt gia tiên. Cô dâu cần ở trong phòng, không được ló mặt ra ngoài. Ở ngoài, hai bên cha mẹ, cùng người đại diện của hai họ sẽ nói chuyện, trình lễ. Sau khi người điều khiển buổi lễ đã lên tiếng, chú rể có thể vào trong để dắt cô dâu ra để ra mắt gia tiên hai họ.
  3. Trong trường hợp nhà có tang thì không nên tổ chức lễ cưới. Điều này là kiêng kỵ hoàn toàn đúng, vì khi có tang, cô dâu hoặc chú rể sẽ phải để tang ít nhất là 1 năm và trong khoảng thời gian đó không được tổ chức lễ cưới hỏi. Vì đám cưới là điềm lành, hỷ sự, nên phải tránh việc tang ma, như thế cuộc sống hôn nhân mới thuận lợi, may mắn. Đồng thời, đây cũng là cách để thể hiện lòng thành kính, sự tôn trọng biết ơn người đã khuất. 
  4. Kiêng kỵ để đổ vỡ đồ trong đám cưới. Bởi lẽ hôn nhân là lễ trọng đại trong cuộc đời, mọi sự đều nên được chuẩn bị thật tươm tất, hoàn hảo để có cuộc sống hôn nhân trọn vẹn và hạnh phúc về sau. Trong khi diễn ra đám cưới, nên tránh gây ra những đổ vỡ cụ thể với các vật dụng như ly thủy tinh, chén, bát hay gương,… Người ta thường lo sợ rằng nếu để xảy ra đổ vỡ trong đám cưới chính là điềm báo cho cuộc sống hôn nhân của cặp vợ chồng mới khó bề hạnh phúc và lâu dài. 
  5. Trong trường hợp cô dâu nếu đã có bầu trước khi kết hôn thì không được vào cửa chính. Điều này nghe thì thật vô lý và bất công với cô dâu. Thậm chí, có người còn cho rằng đây là sự sỉ nhục đối với nàng dâu mới. Tuy nhiên, tránh đi cửa trước chỉ là để tránh sự xui xẻo về sau cho tất cả mọi người cũng như cặp vợ chồng. Mặc dù vậy, thì quan điểm này cũng chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh cả. Ngược lại, nếu xét theo khía cạnh khác thì đây chính là niềm vui nhân đôi, vợ chồng đón thành viên mới, gia đình có thêm cháu nội, cháu ngoại. Chẳng phải đây là đại hỷ hay sao? 
  • Bên cạnh đó, còn rất nhiều những điều kiêng kỵ cần phải tránh bên cạnh tục lệ kiêng 2 đám cưới trong 1 năm. Tuy nhiên, những điều này không phải lúc nào cũng còn phù hợp với cuộc sống hiện đại nữa. Dù sao, các cặp đôi cũng có thể tham khảo để biết cũng như phù hợp với từng phong tục của vùng miền và của gia đình hai bên.

kieng 2 dam cuoi trong 1 nam

Những điều kiêng kỵ trong đám cưới khá nhiều nhưng không phải điều nào cũng còn phù hợp với cuộc sống hiện đại nữa

Phong tục cưới hỏi của người Việt Nam đặt ra khá nhiều những điều kiêng kỵ, trong đó có quan niệm kiêng cưới anh em trai, chị em gái trong cùng 1 năm, kiêng cưới vào tháng sinh, rằm tháng 7,… Lý giải cho những phong tục, tục lên này bởi người xưa tin rằng nếu không làm như vậy sẽ khiến gia đình bị mất lộc, và thường là đôi trẻ sau khi cưới sau sẽ dễ gặp trục trặc trong cuộc sống hôn nhân.

Tuy nhiên, đây chỉ là một quan niệm được truyền miệng và hình thành trên cơ sở niềm tin chứ không có minh chứng nào cụ thể cả. Ngày nay, vẫn có nhiều cặp chị em, anh em cùng tổ chức đám cưới. 

Mặc dù vậy, người Việt Nam vấn đề cao “có thờ ắt có thiêng, có kiêng ắt có lành”. Bởi vậy, cặp đôi tân lang, tân nương nên có sự bàn bạc kỹ lưỡng với hai bên gia đình để tìm ra hướng giải quyết tùy thuộc vào điều kiện và quan niệm của gia đình về vấn đề có nên kiêng 2 đám cưới trong 1 năm. Quan trọng nhất, chính là để cho hai bên gia đình thật thoải mái, tổ chức đám cưới được hoàn hảo nhất tránh ảnh hưởng đến hạnh phúc của cặp vợ chồng trẻ. 

Bài viết cùng chuyên mục :