Khẩu độ trong nhiếp ảnh Cưới khi nào thì sử dụng?

Khi chúng ta lần đầu đến với Nhiếp ảnh, điều cơ bản nhất cần biết tới đó chính là Khẩu độ. Nói một cách đơn giản thì nó chỉ là kích cỡ của một cái lỗ bên trong ống kính, để cho ánh sáng đi qua, kiểm soát độ sâu của trường ảnh.

Tuy đơn giản là thế nhưng khi áp dụng vào lĩnh vực ảnh cưới thì để áp dụng khẩu độ đúng đắn thì không phải ai cũng hiểu được.

Và với việc làm chủ được khẩu độ trong mọi tình huống chắc chắn sẽ là điều khó nhất và cần phải được trui rèn kinh nghiệm qua nhiều năm tháng.

Nếu khẩu độ lớn thì sẽ tạo ra độ sâu trường ảnh nông, làm phông bị xóa mờ nhiều. Trong khi khẩu độ nhỏ thì trường ảnh mang lại sâu và nét, rõ đến từng chi tiết.

1. Trước tiên sẽ xem lại lý thuyết Khẩu độ trong nhiếp ảnh là gì?

Khi bạn ấn vào nút chụp hình của một chiếc máy ảnh số, một cái lỗ sẽ được mở ra cho phép bộ cảm biến của máy thu nhận các cạnh mà bạn đang muốn chụp, kích cỡ của cái lỗ đó chính là khẩu độ. Lỗ càng lớn thì ánh sáng đi vào càng nhiều, lỗ càng nhỏ thì ánh sáng đi vào càng ít.

Nói một cách cơ bản nhất, khẩu độ chính là độ lớn của việc mở rộng ống kính khi chụp ảnh.

khau-do-trong-nhiep-anh1

Khẩu độ được đo đạc bằng “f-stop”, trong kỹ thuật của nhiếp ảnh bạn thường thấy các thông số kỹ thuật như f/số (f/2.8, f/4, f/5.6, f/8, f/22,…). Mỗi một f-stop sẽ làm tăng gấp đôi hoặc làm giảm phân nửa độ mở của ống kính (tương đương với lượng ánh sáng nhận được). Hãy nhớ lại rằng mỗi khi tăng, giảm một mức tốc độ chụp cũng làm thay đổi lượng ánh sáng tương ứng.

Chúng ta hãy hiểu đơn giản hơn là khi mở khẩu (f/2.8) thì ánh sáng sẽ vào nhiều đồng nghĩa bức ảnh sẽ sáng lên và đóng khẩu (f/22) ánh sáng sẽ vào ít đồng ngĩa bức ảnh sẽ tối đi.

2. Độ sâu trường ảnh và khẩu độ

Có rất nhiều bạn vẫn thường hỏi là tại sao lại chụp được ảnh xóa phông? Ảnh xóa phông đó chính là độ sâu trường ảnh nhé.

Độ sâu của trường ảnh (Depth of Field, viết tắt là DOF) chính là khoảng cách của vùng mà ta lấy nét khi chụp ảnh. Độ sâu trường ảnh lớn thì tức là hầu hết toàn bộ những gì trong khung ảnh sẽ được làm cho rõ nét cho dù ở đang ở gần hay ở xa vị trí chụp.

Vậy làm thế nào để bức ảnh có độ sâu trường ảnh nhỏ thì đơn giản chúng ta chỉ cần mở khẩu lớn nhất có thể ( Lưu ý: muốn ảnh xóa phông nhiều thì cần những ống kính cho F lớn lên tới f/2.8, f/2.2, f/2.0, f1,8… sẽ cho ảnh xóa phông cực đẹp)

Khẩu độ có một tác động rất lớn đến độ sâu của trường ảnh. Khẩu độ lớn (ghi nhớ là có số nhỏ hơn) sẽ làm giảm đi độ sâu của trường ảnh trong khi khẩu độ nhỏ (có số lớn) sẽ làm cho độ sâu trường ảnh lớn hơn.

Cách tốt nhất để dễ dàng hiểu về khẩu độ đó chính là bạn hãy chụp những ảnh ngoại cảnh bên ngoài, thử nghiệm với nhiều vị trí có nhiều concept chủ thể cách nhau một khoảng cách từ gần đến xa và chụp thật nhiều ảnh có khẩu độ thay đổi từ nhỏ nhất cho đến lớn nhất. Bạn sẽ nhanh chóng nhận biết được những thay đổi khi bạn điều chỉnh khẩu độ.

Ở vài kiểu chụp hình cần đòi hỏi một trường đọ sâu ảnh lớn (khẩu độ nhỏ). Ví dụ như trong hầu hết tất cả các ảnh chụp quang cảnh, bạn sẽ dễ nhận thấy các nhiếp ảnh gia thường chụp với khẩu độ nhỏ (số lớn). Điều này nhằm mục đích đảm bảo rằng đường chân trời trong phần nền được làm cho rõ nét.

khau-do-trong-nhiep-anh2
Độ sâu trường ảnh và khẩu độ

Mặt khác khi bạn chụp chân dung, bạn sẽ thấy nó rất hữu dụng khi bạn chỉ muốn làm rõ nét chủ thể còn phần nền phía sau sẽ tự động được làm mờ đi để đảm bảo chủ thể chính là điểm nhấn nổi bật nhất bức ảnh. Trong trường hợp này bạn nên chọn một khẩu độ lớn (số nhỏ) để đảm bảo độ sâu trường ảnh nhỏ.

Có các kiểu chụp cận ảnh (Macro) thường được rất nhiều người sử dụng khẩu độ lớn để đảm bảo chủ đề chính của bức ảnh được lấy nét để tập trung hoàn toàn sự quan tâm của người xem vào nó trong khi các phần còn lại đều sẽ bị loại bỏ khỏi vùng rõ nét.

Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp là người điều chỉnh được khẩu độ để tạo ra những bức ảnh tuyệt vời nhất, làm hài lòng cả những khách hàng khó tính nhất. Ở Mimosa studio nơi hội tụ những nhiếp ảnh gia lành nghề nhất, hiểu rõ nhất về khẩu độ, có những góc chụp ảnh, lấy nét tuyệt đẹp, dù là ảnh chân dung hay ảnh chụp ngoại cảnh.