10 Bố cục trong nhiếp ảnh cưới không thể bỏ qua

Bố cục là gì, là cách bố trí các yếu tố khác nhau trong một khung hình. Vậy bố cục trong nhiếp ảnh cưới là để tạo nên sự hài hòa, vừa mắt của bức ảnh, nó sắp xếp các thành phần chủ thể cần chụp về lại một khối trong ảnh có chiều sâu hơn.

Vậy làm cách nào đẻ có một bố cục tốt và đẹp mắt, hôm nay Mimosa Studio sẽ chỉ ra các bố cục cơ bản mà các nhiếp ảnh gia luôn luôn sử dụng.

1. Quy tắc một phần ba có áp dụng được trong nhiếp ảnh cưới không?

Chắc hẳn ai đam mê môn nghệ thuật này đều đã được nghe quy tắc một phần ba trong nhiếp ảnh. Rất đơn giản bạn chỉ cần chia khung thành 9 phần bằng nhau với 2 đường kẻ dọc, 2 đường kẻ ngang. Nhiều máy ảnh có chế độ hiển thị lưới trong phần live view. Hãy đọc hướng dẫn để bật tính năng này.

Quy tắc 1/3 là quy tắc vàng và cơ bản trong nhiếp ảnh nói chung

Theo quy tắc, chúng ta cần đặt chủ thể theo một hay nhiều đường kẻ, hoặc nơi các đường kẻ giao nhau. Chúng ta có xu hướng muốn đặt chủ đề chính nằm ở chính giữa, khi sử dụng quy tắc một phần ba thường xuyên sẽ giúp bức ảnh trông thu hút hơn.

Bức ảnh trên sử dụng Quy tắc 1/3 và đặt chủ thể vào đúng khung  vạch 3 của bố cục ảnh.

2. Bố cục trung tâm và đối xứng

Ở những concept khi ta đặt chủ đề chính ở ngay trung tâm bức hình thực sự đem lại hiệu quả cao. Bố cục trung tâm rất phù hợp cho cảnh vật được đối xứng vơi nhau.

Chúng cũng giúp trông rất đẹp trong các khung hình vuông.

Cảnh vật có thêm hình ảnh phản chiếu cũng là một cơ hội tuyệt vời để dùng tính đối xứng trong sáng tác.. Bạn có thể kết hợp một số quy tắc bố cục khác nhau vào cùng một bức ảnh.

Chỉ cần đặt chủ thể vào đúng trung tâm ảnh để cho bố cục đối xứng trong nhiếp ảnh cưới

3. Bố cục tiền cảnh và chiều sâu

Thêm vào tiền cảnh là một cách tuyệt vời để tạo cảm giác có chiều sâu. Những bức ảnh tất nhiên là 2D, nhưng có cảm giác như 3D sẽ tăng lên khi thêm vào các yếu tố tiền cảnh, hậu cảnh.

Một tiền cảnh đẹp phối hợp thêm vào bố cục ảnh sẽ cho bức ảnh cưới có chiều sâu hơn 

4. Tạo khung bên trong khung

‘Khung bên trong khung’ là một cách cực hữu hiệu để khắc họa chiều sâu của cảnh quan. Hãy tìm các đồ vật xung quanh như cửa sổ hay những cành cây nhô ra để tạo một khung hình. ‘Khung hình’ này không nhất thiết phải bao bọc được toàn bộ cảnh vật.

Khung không cần thiết là những kiến trúc do con người tạo nên mà có thể dùng các cành cây hay cửa sổ. Mặc dù ‘khung ảnh’ không bao gồm toàn bộ khung cảnh, nó vẫn dễ dàng tạo nên một cảm giác về chiều sâu.

Sử dụng ‘khung trong khung’ là một cơ hội rất tuyệt vời để tạo khung ảnh từ chính môi trường xung quanh.

Để có bức ảnh khung hình đẹp bên trong cần bạn quan sát kỹ những cảnh vật xung quanh khi chụp ảnh nhé

5. Đường thẳng dẫn hướng

Đường dẫn hướng sẽ dẫn dắt người xem, thu hút sự quan tâm vào những điểm quan trọng. Từ cảnh vật hiện hữu như con đường, bức tường hay hoa văn đều có thể được sử dụng làm đường dẫn hướng.

hoc-bo-cuc-trong-nhiep-anh1

Đường dẫn hướng không nhất thiết phải thẳng. Các đường dẫn cong cũng rất thi vị, hấp dẫn. Khuyến khích kết hợp thêm các loại bố cục khác để bức ảnh thu hút hơn

Chủ thể nằm trên một đườn thẳng dẫn hướng như đường, trên bức tường ..

6. Đường chéo và tam giác

Người ta thường cho rằng hình tam giác và đường chéo sẽ tạo thêm “kịch tính” cho bức ảnh. Nó như thế nào, khá là khó để giải thích.Các đường ngang, dọc cho thấy sự ổn định. Nếu bạn nhìn thấy một người đang đứng trên một mặt phẳng ngang, anh ta sẽ trông ổn định.

Nếu chụp người này trên đường dốc, ông ta sẽ trông chông chênh hơn. Nó tạo nên sự căng thẳng thị giác nhất định. Chúng ta không nên sử dụng các đường chéo trong cuộc sống hằng ngày. Chúng tạo nên sự bất ổn vô thức, nhưng khi kết hợp tam giác và đường chéo vào hình ảnh có thể tạo ra cảm giác “kịch tính”.

Sẽ tạo cảm giác chiều sâu hơn nếu kết hợp với những đường chéo uốn lượn 

Ngoài ra, sẽ còn có một số hình tam giác “ẩn” trong cảnh vật. Các đường dẫn hướng bên phải khung cùng tất cả tam giác đều gặp nhau tại một điểm. Cả hai kỹ thuật đã được kết hợp để tạo nên hình ảnh là đường dẫn và đường chéo.

Đường chéo áp dụng trong bố cục ảnh cưới sẽ tạo cảm giác độc đáo hơn

7. Hoa văn và bề mặt

Con người thường bị hút bởi các mảng hoa văn. Chúng rất trực quan hấp dẫn và vô cùng hài hòa. Hoa văn có thể là do con người tạo ra các nhịp tròn chồng lên nhau hay tự nhiên như cánh của bông hoa. Kết hợp hoa văn vào ảnh là cách tốt để tạo ra một bố cục dễ chịu.

8. Quy tắc số lẻ

Quy tắc số lẻ cho rằng một hình ảnh sẽ trông bắt mắt hơn nếu có số lượng lẻ đối tượng. Theo lý thuyết, số lượng chẵn đối tượng trong ảnh sẽ khiến người xem phân tâm vì không biết nên tập trung vào ai. Số lượng lẻ được cho là dễ nhìn hơn và tự nhiên.

Thành thật mà nói, sẽ có rất nhiều trường hợp không thể rơi vào quy tắc số lẻ nhưng quy tắc này chắc chắn sẽ được sử dụng trong một số tình huống nhất định.

9. Lấp đầy khung ảnh

Lấp đầy khung hình với chủ đề bạn chọn, để lại ít hay không có nhiều không gian, cách này sẽ rất hiệu quả trong một số tình huống. Nó giúp người xem chỉ tập trung vào chủ đề chính mà không hề có bất kỳ sự phân tâm nào.

Nó cũng cho phép người xem quan sát chi tiết đối tượng mà không thể quan sát nếu chụp từ xa.

10. Để lại không gian trống

Nếu để lại rất nhiều khoảng trống xung quanh chủ thể để có thể tạo sự hấp dẫn. Nó tạo cảm giác tối giản, giống như lấp đầy khung, nó giúp người xem tập trung vào chủ thể chính mà không gây sự ra phân tâm.

Bức ảnh để lại khoảng trống thường được gọi là điểm thở trong bức ảnh đó

Trên đây là các bố cục cơ bản trong nhiếp ảnh, được các nhiếp ảnh gia ưa chuộng sử dụng tạo nên một bức ảnh hoàn hảo thu hút người xem. Mimosa Studio hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ không còn bỡ ngỡ về bố cục trong nhiếp ảnh nữa.

>>> Khóa học Chụp ảnh cưới từ cơ bản đến chuyên nghiệp ở Hà Nội