TÌM HIỂU CHỮ HỶ LÀ GÌ VÀ CÁCH DÁN CHỮ HỶ ĐÚNG CÁCH NHẤT

Chắc hẳn, chữ hỷ trong đám cưới đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, để có được một đám cưới trọn vẹn thì cần phải hiểu ý nghĩa cũng như cách dán chữ hỷ đúng nhất. Vì vậy, theo dõi ngay bài viết dưới đây của Mimosa Wedding để có ngay cách dán đúng nhất nhé!

Cách dán chữ hỷ đúng cách

Hiện nay, chữ Hỷ đã trở thành phong tục quan trọng không thể thiếu trong đám cưới tại Việt Nam. Tuy nhiên, có rất ít người hiểu và có được cách dán chữ hỷ đúng cách. Thường thì chữ hỷ sẽ được dán tại các phông bạt, trên đầu giường của phòng tân hôn hoặc tại phòng khách của nhà, kể cả cổng nhà tổ chức đám cưới. Ngoài ra, chữ hỷ còn được xuất hiện trên các lễ vật dạm ngõ hoặc ăn hỏi, trên xe  rước dâu,…

cach dan chu hy

Chữ Hỷ được bắt nguồn từ văn hoá Trung Quốc, khi được du nhập về Việt Nam thì chữ hỷ vẫn luôn được nguyên phiên bản gốc của nó. Đây cũng trở thành lý do khiến vài người không biết cách dán chữ hỷ khiến chữ hỷ bị ngược, tạo nên tình huống khó xử.

Một số ý kiến đã cho rằng dán chữ hỷ ngược là thể hiện cho niềm vui đang tới. Nhưng lại có một số ý kiến lại xem đó là điềm xui xẻo.

Chữ song hỷ bắt nguồn từ đâu?

Bắt nguồn của chữ Song Hỷ

Treo chữ hỷ tại hôn lễ là phong tục được bắt nguồn từ Trung Quốc. Và khi du nhập vào Việt Nam thì vẫn giữ nguyên cách viết tiếng Trung của chữ gốc. 

Ngoài ra, bị ảnh hưởng quan niệm của người Trung Hoa. Màu đỏ là màu tượng trưng cho sự may mắn, vì vậy mà màu đỏ không chỉ xuất hiện trên chữ hỷ mà còn xuất hiện ở thiệp cưới, phông cưới,… trong các đám cưới tại Việt Nam. Chữ hỷ màu đỏ đã được xuất hiện khắp nơi, từ nhà ra ngõ như một cách để thông báo rằng gia đình đang có chuyện vui.

cach dan chu hy

Chữ song hỷ được dán trong đám cưới có ý nghĩa đó là niềm vui nhân đôi. Vì vậy, dán chữ hỷ xung quanh nhà thay cho lời chúc phúc dành cho đôi bạn trẻ luôn được hoà thuận, vui vẻ. Sau khi kết thúc hôn lễ thì gia đình sớm đón được thiên thần nhỏ.

Câu chúc, “song hỷ lâm môn” vì vậy cũng được sử dụng nhiều trong đám cưới của người Việt. Niềm vui nhân đôi sẽ gõ cửa nhà gia chủ. Nó vô cùng ý nghĩa cho cả gia đình và đôi uyên ương.

Câu chuyện được gắn liền với chữ song hỷ nổi tiếng của chàng trai thông minh Vương An Thạch

Vương An Thạch từ nhỏ đã được biết đến là một chàng trai rất thông minh. Vào năm 20 tuổi, Vương An Thạch một mình rời quê lên kinh đô để dự thi. Trên quãng đường 200 dặm, chàng đã đi qua một vùng vô cùng trù phú. Đó là vùng đất của Mã Viên ngoại. Mã Viên ngoại lúc này cũng đang tổ chức kén rể cho cô con gái xinh đẹp của mình. Viên ngoại vốn là một người có học vấn. Do đó, ông muốn con rể của mình là người giàu chữ chứ không cần nhiều tiền. Lúc Vương An Thạch đi ngang qua cũng là lúc Viên ngoại đang mở tiệc mừng thọ. Ngoài cổng nhà có treo lồng đèn lớn, xung quanh có rất nhiều người vây quanh để chiêm ngưỡng. Thấy lạ, Vương An Thạch cũng tò mò ghé vào xem thì nhìn thấy một vế đối như sau:

“Tẩu mã đăng, đăng tẩu mã, đăng tức mã đình bộ.” (Tạm dịch: ngựa chạy theo đèn, đèn đưa theo ngựa, đèn tắt, ngựa dừng chân.”

cach dan chu hy

Vương An Thạch suy nghĩ một hồi lâu mà vẫn không đối được. Dù vậy, chàng vẫn nói với mọi người ở đấy “Câu này đối dễ thôi”, sau đó liền rời đi. Người hầu nhà Mã Viên ngoại nghe được, chưa kịp trình với ông thì anh chàng đã tiếp tục hành trình lên kinh đô dự thi.

Tại điểm thi, Vương An Thạch là người hoàn thành bài thi đầu tiên. Quan chủ khảo lật xem liền tấm tắc khen tài, vấn đáp hỏi chàng luôn nhận về câu trả lời trôi chảy và chấm chàng là người đỗ đầu. Nhà vua lúc này mời chàng vào triều để diện kiến và thử tài thêm. Ở sân rồng lúc này có lá cờ lớn thêu hình chú hổ, vua ra cho chàng một vế đối:

“Phi hổ kỳ, kỳ phi hổ, kỳ quyển hổ tàng thân.” (Tạm dịch: Hổ bay theo cờ, cờ bay theo hổ, cờ cuốn, hổ ẩn mình.)ư

Vương An Thạch lúc này chợt nhớ đến vế đối trước cửa nhà Mã Viên ngoại rất hay và chỉnh khi đối với câu này liền một mạch đọc luôn. Vua và chủ khảo thấy chàng ứng đối nhanh chóng, vế đối chỉnh có ý nghĩa nên chấm luôn chàng đỗ đầu bảng kỳ thi đó.

Trong thời gian ghi tên bảng vàng, Vương An Thạch được phép về quê nhà. Khi đi ngang qua nhà Mã Viên ngoại, thì người hầu ở đây đã nhận ra liền mời chàng vào nhà trình với ông. Mã Viên ngoại mời chàng đọc vế đối mà mình đã ra, Vương An Thạch liền đọc lại câu của nhà vua. Mã Viên ngoại thấy mừng rỡ. Vế đối khéo, lại ẩn ý nói lên tương lai đầy sáng lạn. Mã Viên ngoại liền nói với chàng, đấy là câu đối để kén rể cho con gái. Sau đó, ông đã gọi con gái của mình ra cho hai người gặp mặt và sau đó liền tổ chức một đám cưới thật linh đình tại Mã gia trang.

cach dan chu hy

Vương An Thạch vừa lấy được người vợ có tài, có sắc và ở lại Mã gia trang. Sau đó, chàng được thông báo đậu Trạng Nguyên, được gọi lên kinh đô nhậm chức.

Vương An Thạch may mắn vừa cưới được vợ, vừa đậu Trạng Nguyên hứng chí liền ngâm nga:

“Vận may đối đáp thành song hỷ,

Cờ hổ, đèn quân kết vợ chồng.”

Sau đó lấy giấy viết hai chữ hỷ to trình lên gia nhạc và gửi về quê thông báo với gia đình hai hỷ sự. Vậy là vị trạng nguyên họ Vương này đã tạo ra chữ song hỷ.

Vai trò của chữ Song Hỷ trong các đám cưới tại Việt Nam

Có thể nói, hiện tại không có chữ nào thay thế để diễn tả hết niềm vui và không rộn ràng của đám cưới như chữ Song Hỷ. Cho nên không ít gia đình vẫn chọn dán chữ Song Hỷ xung quanh nhà, lễ vậy trong ngày quan trọng ấy. 

cach dan chu hy

Nên dán chữ song hỷ ở đâu?

Bên cạnh cách dán chữ hỷ thì việc dán chữ hỷ ở đâu cũng là một thắc mắc được nhiều người quan tâm. Thực tế thì không có một quy định nào cho cách dán chữ hỷ hoặc vị trí cần dán. Bạn có thể dán chữ hỷ ở bất kỳ một vị trí nào mà bạn cảm thấy hợp lý và đẹp mắt. Trong đám cưới tại Việt Nam, chữ hỷ được xuất hiện ở rất nhiều nơi. Mọi người thường dán chữ hỷ ở cửa chính, tường, bàn thờ tổ tiên, trên chính lễ vật, phong bao lì xì, mâm trái cây và cả phòng tân hôn,…

Cách dán chữ hỷ đúng nhất và đơn giản nhất

cach dan chu hy

Dán chữ hỷ đúng cách trên trường

cách dán chữ song hỷ đám cưới

Cách dán chữ song hỷ đám cưới trên mâm lễ

cach dan chu hy

Cách dán chữ hỷ trên xe ô tô đúng cách

cach dan chu hy

cách dán chữ hỷ trên cửa

cach dan chu hy

Cách dán chữ hỷ đám cưới trên bàn thờ gia tiên

cach dan chu hy

Cách dán chữ hỷ trong phòng cưới

Trên đây là cách dán chữ hỷ đúng nhất, giúp bạn không bị dán ngược. Hy vọng những thông tin mà Mimosa Wedding chia sẻ trên đây sẽ thực sự hữu ích. Ngoài ra, nếu bạn đang muốn sử dụng dịch vụ cưới hỏi, chụp ảnh cưới, thuê áo cưới và áo dài cưới,… hãy liên hệ ngay Mimosa Wedding để được tư vấn miễn phí nhé!

Bài cùng chủ đề :